Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lớp học xóa mù chữ nơi vùng biên

PV - 14:43, 13/05/2019

Tại tổ Bàu Đĩa, thôn 7, xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước có một lớp học dành cho những người lần đầu tiên ê a học chữ. Trong lớp học này có nhiều người lớn tuổi, tóc đã bạc nhưng vẫn chăm chỉ đến lớp học từng con chữ.

Các chiến sĩ biên phòng tận tình dạy chữ cho học sinh. Các chiến sĩ biên phòng tận tình dạy chữ cho học sinh.

Dù rất bận rộn với công việc đồng áng nhưng tối đến, người dân ở tổ Bàu Đĩa lại có mặt đầy đủ tại lớp học xóa mù chữ. Có nhiều gia đình, cả vợ chồng, con cái đều đi học. Ánh sáng đèn từ năng lượng mặt trời đã xóa tan màn đêm ở vùng biên, chỉ còn không khí ấm áp của lớp học.

Bà Trương Thị Phúc năm nay 55 tuổi nhưng vẫn đều đặn đến lớp học chữ mỗi buổi tối cùng con gái là Đỗ Thị Lan (18 tuổi). Bà Phúc chia sẻ: “Tôi sinh ra tại vùng quê nghèo tỉnh An Giang, năm 1978, tôi theo gia đình qua Biển Hồ Campuchia lập nghiệp. Do không biết chữ nên việc phát triển kinh tế gia đình cũng như nuôi dạy con cái đều gặp nhiều khó khăn. Từ khi trở về Bình Phước sinh sống, được Ban xóa mù chữ xã và các chiến sĩ Bội đội Biên phòng đến tận nhà tuyên truyền, vận động, tôi cùng con gái quyết định tham gia lớp học”.

Còn em Điểu Thị Thu (17 tuổi, dân tộc X,tiêng), do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa một lần được cắp sách đến trường. Từ khi lớp học xóa mù chữ được mở tại tổ Bàu Đĩa, thôn 7, Thu đều đặn đến lớp mỗi tối mặc dù quãng đường từ nhà đến lớp cách xa gần chục cây số. “Sau một thời gian theo học lớp xóa mù chữ, giờ đây em đã có thể đọc và làm những phép tính đơn giản”, Thu cho biết.

Ở lớp học này, có một người thầy gắn bó nhiều năm với công việc dạy xóa mù chữ tại tổ Bàu Đĩa, đó là anh Trần Thanh Tú. Anh Tú cho biết, những người đứng lớp ở đây đều tận tâm, luôn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở cho học viên trong quá trình học. Hầu hết mọi người đến lớp đều cảm thấy vui vẻ, cùng cố gắng học chữ để có thể vận dụng tốt vào cuộc sống.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Thiện Hưng cho biết, thôn 7 là thôn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Hơn 70% dân số là đồng bào DTTS sinh sống, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Từ thực tế đó, chính quyền địa phương phối hợp với Đồn Biên phòng Bù Đốp tổ chức rà soát, vận động được 30 học viên, độ tuổi từ 10-60 đến lớp. Đồng thời, lớp học còn nhận được sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể địa phương, một số tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương đến thăm, tặng bàn ghế, sách, vở, điện thắp sáng bằng năng lượng mặt trời… từ đó động viên các học viên yên tâm đến lớp.

Công tác phối hợp mở lớp phổ cập xóa mù chữ được xã triển khai từ năm 2013, đến nay đã mở được hơn 10 lớp, thu hút hàng trăm học viên theo học. Lớp học xóa mù chữ không chỉ tạo cơ hội cho học viên học tập, rèn luyện các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt mà còn cung cấp những kiến thức đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội.

“Sau khóa học, nhiều học viên đã tự tin, vận dụng tốt những kiến thức học được từ lớp xóa mù chữ, từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, lao động sản xuất góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới”, ông Cường cho biết.

VĂN ĐOÀN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.