Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Miền di sản triệu năm

PV - 10:56, 15/05/2018

UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng đã mở ra cơ hội lớn để Cao Bằng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, để đạt được danh hiệu đã khó, việc giữ danh hiệu còn khó hơn. Làm thế nào để vừa phát huy giá trị, vừa giữ được di sản là một vấn đề không mấy dễ dàng.

Bài 2: Cơ hội lớn, trách nhiệm cũng không nhỏ

Đưa tiềm năng về đúng giá trị

Những giá trị của CVĐC toàn cầu-Non nước Cao Bằng không phải đến lúc được tổ chức UNESCO công nhận là di sản mới được biết đến. Từ nhiều năm nay, nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn đã được triển khai, đưa lại diện mạo mới cho Non nước Cao Bằng.

baodantoc_nn_cb3

Theo ông Sầm Việt An, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, bên cạnh quy hoạch chung đã được công bố thì trong khu vực đã có nhiều dự án du lịch đã được triển khai, đưa vào khai thác. Đó là dự án Sài Gòn-Bản Giốc Resort tại thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) làm chủ đầu tư, vốn đầu tư trên 170 tỷ đồng; khởi công xây dựng tháng 12/2012, đã hoàn thành một số hạng mục dự án, ngày 15/12/2014 đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Dự án chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng tháng 6/2013 cũng đã hoàn thành và đưa vào khai thác trong tháng 12/2014. Dự án cải tạo nâng cấp đường vào Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo và các hạng mục: Nhà đón tiếp trong Khu di tích; Nhà tưởng niệm..., được tôn tạo mới, bước đầu thu hút khách đến thăm quan, du lịch…

Ở từng địa phương trong phạm vi CVĐC toàn cầu cũng đã sôi nổi các hoạt động khai thác tiềm năng du lịch sẵn có. Như huyện Trùng Khánh, đã và đang nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ông Hoàng Văn Duẩn, Phó phòng Văn hóa Thông tin huyện Trùng Khánh cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị của di sản CVĐC; phát triển du lịch để tạo nguồn thu nhập ổn định, từng bước nâng cao mức sống, chuyển dịch cơ cấu nghề cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch. Chú trọng phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan môi trường góp phần thúc đẩy du lịch phát triển”.

“Đón đầu” nhưng không “đi tắt”

Việc khai thác tiềm năng của CVĐC toàn cầu-Non nước Cao Bằng là hoàn toàn phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng như thế nào để vừa phát huy giá trị kinh tế, vừa giữ gìn di sản là bài toán khó đối với chính quyền địa phương.

Cảnh đẹp bên sông Quây Sơn, huyện Trùng Khánh. Cảnh đẹp bên sông Quây Sơn,huyện Trùng Khánh.

Vấn đề này cũng đã được lãnh đạo tỉnh Cao Bằng hết sức lưu tâm. Chính ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã khẳng định, dù rất coi trọng việc xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu nhưng trên hết vẫn là bảo đảm gắn chặt với việc phát triển bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh.

“Chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản; tổ chức các hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm để phát huy giá trị của công viên này trong mạng lưới CVĐC toàn cầu và tăng cường quảng bá cho du lịch của tỉnh Cao Bằng”, ông Ánh cho hay.

Không chỉ chính quyền các cấp mà với từng người dân, việc Non nước Cao Bằng được vinh danh là CVĐC toàn cầu đã đem lại nhiều niềm phấn khích, tự hào. Với tương lai phát triển của địa phương cũng như với từng cá nhân, mỗi người dân đều nhận thức được phải gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản.

Anh Lục Văn Sỹ, xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh) bày tỏ: “Chúng tôi rất vui và phấn khởi khi Cao Bằng được công nhận CVĐC toàn cầu. Chúng ta cần giữ gìn, bảo tồn và quảng bá CVĐC. Phải tuyên truyền trong nhân dân để bà con thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản, chung tay giữ gìn, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên”.

Được biết, làng Khuổi Kỵ là làng Tày cổ nhất với nhiều ngôi nhà đá cổ của huyện Trùng Khánh nói riêng, tỉnh Cao Bằng nói chung. Việc đưa du lịch trở thành ngành nghề chính tạo thu nhập được người dân lẫn chính quyền địa phương nhận thức sâu sắc.

Thiếu nữ Tày bên suối Lê Nin. Thiếu nữ Tày bên suối Lê Nin.

Bà Bế Thị Lâm, người dân làng Khuổi Kỵ cho hay: “Chúng tôi rất vui mừng khi CVĐC non nước Cao Bằng được cả thế giới công nhận. Đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng đồi hỏi ý thức rất cao của người dân trong việc bảo tồn, giữ gìn và khai thác các di sản trong phạm vi CVĐC Non nước. Chính quyền và người dân phải chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp; coi đó là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho người dân”.

Tin tưởng rằng, với việc Non nước Cao Bằng trở thành CVĐC toàn cầu, lĩnh vực du lịch của tỉnh sẽ có thêm một “tiên phong” đầy dũng mãnh. Điều quan tâm là, chính quyền các cấp cùng đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ hành động như thế nào để di sản phát huy đúng giá trị vốn có của nó.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.