Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Một số lưu ý khi sạc xe máy điện và cách xử lý xe bị ngập nước

Minh Nhật - 01:36, 30/08/2024

Việc tưởng chừng đơn giản như sạc cho xe máy điện nhưng làm sao để sạc đúng chuẩn, an toàn, duy trì tuổi thọ cho xe và đảm bảo an toàn thì không phải ai cũng biết.

Việc sạc xe máy điện rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ sử dụng cũng như đảm bảo an toàn. (Ảnh minh họa)
Việc sạc xe máy điện rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ sử dụng cũng như đảm bảo an toàn. (Ảnh minh họa)

Sạc không đúng cách, pin và ắc quy xe máy điện rất nhanh hỏng và nguy cơ gây cháy nổ cao, bạn cần lưu ý những cách sạc dưới đây:

Không sạc qua đêm

Khi mới mua xe máy điện, người dùng cần sạc ít nhất 12 tiếng, trong 3 lần sạc đầu tiên nên sạc từ đủ 12-14 tiếng. Những lần sạc sau đó không nên sạc pin quá 12 tiếng liên tục, chỉ sạc đủ thời gian theo thông số của từng loại xe và khi sạc chuyển sang đèn xanh. Đồng thời, không nên sạc quá nhiều lần trong ngày, nên rút sạc khi ắc quy/pin đã đầy.

Nếu xe máy điện không được trang bị tính năng tự tắt nguồn điện khi đầy thì không nên sạc điện qua đêm. Pin sẽ bị quá tải do lượng điện lớn được nạp suốt đêm dễ gây tình trạng chai pin, phồng pin, dễ bị hỏng hoặc thậm chí là gây cháy nổ.

Sạc khi pin còn 20%

Không nên dùng pin đến khi cạn kiệt rồi mới sạc nhằm tránh tạo áp lực quá lớn lên pin, lâu dần sẽ làm pin nhanh bị chai, bị phồng. Bạn nên sạc lúc ắc quy, pin gần hết, duy trì dung lượng pin trên 20% khi sử dụng. Đây cũng là cách giúp bộ sạc không phải làm việc hết công suất gây sinh nhiệt năng lớn.

Theo một số chuyên gia, nếu muốn sạc mà điện vẫn còn thì nên xả xuống còn từ 20 đến 30% trước khi sạc, tuy nhiên không nên để pin, ắc quy còn dưới 5% trừ trường hợp không thể sạc ngay được. Việc xả pin, ắc quy để sạc có thể gây ra một số hiện tượng như sai thời lượng pin/ắc quy còn lại hoặc đèn báo báo sai, vì vậy không nên thực hiện quá thường xuyên.

Không sạc khi pin còn nóng

Sau khi sử dụng xe, người dùng không nên sạc pin ngay mà nên đợi xe máy điện nguội rồi mới sạc. Vì khi đó bình ắc quy, pin vẫn còn đang nóng, nếu cắm điện ngay rất dễ dẫn đến tình trạng chai, phồng và nhanh hỏng. Có thể đợi sau 15-30 phút để nhiệt độ pin giảm về nhiệt độ môi trường, sau đó mới tiến hành sạc hoặc tốt nhất là để nguội khoảng 1 tiếng rồi mới cắm sạc.

Khi không sử dụng xe trong thời gian dài, nên duy trì pin ở mức 50% trở lên, nếu không pin sẽ bị cạn kiệt và nhanh hỏng hơn so với pin vẫn duy trì điện năng.

Đầu sạc luôn khô ráo

Các chuyên gia cũng khuyên, đầu sạc luôn luôn phải khô ráo, nếu còn nước trong đầu sạc xe sẽ dẫn đến sự cố chập điện. Không sạc khi phát hiện thiết bị sạc hoặc phương tiện gặp lỗi.

Chuyên gia khuyên người dùng khi gắn sạc nên cắm đầu sạc vào xe trước, sau đó mới cắm phích vào ổ điện. Kiểm tra chắc chắn các đầu sạc được gắn chặt, nếu lỏng lẻo xe sẽ không vào điện, khiến điện trở tiếp xúc tăng cao, gây phóng điện hay chảy nhựa.

Khi thấy củ sạc báo đầy nên rút sạc ra, dù củ sạc có chế độ ngắt điện khi đầy, xe có trang bị chế độ ngắt sạc để đảm bảo an toàn. Để rút sạc cần tắt xe trước, sau đó rút phích điện xong mới rút giắc sạc. Muốn bật khóa xe, cần đợi ít nhất 30 giây sau khi cắm sạc. Nên đợi khoảng một phút sau khi rút sạc ra khỏi xe thì mới cắm lại sạc.

Trong quá trình sạc điện nên tắt động cơ của xe, thường xuyên kiểm tra, ngừng sạc điện trước khi ra khỏi nhà hoặc đi ngủ.

Chọn vị trí sạc

Chọn vị trí sạc nơi khô ráo thoáng mát, không nhiều dây điện chằng chịt hoặc nhiều thiết bị điện tử khác. Khi sạc trong phòng cần tránh nơi kín đảm bảo điều kiện thông thoáng gió tốt trong điều kiện nhiệt độ dưới 35 độ C, nếu không phải có các biện pháp bảo ôn hoặc giảm nhiệt. Đặc biệt tránh xa tầm tay của trẻ em.

Để bộ sạc ở nơi khô ráo, bằng phẳng, tuyệt đối không để trong cốp xe bởi khả năng thoát nhiệt của củ sạc bị hạn chế khiến nhiệt độ tăng cao, gây nguy cơ mất an toàn. Khi sạc điện không để xe, ắc quy, pin, bộ sạc lên trên hoặc gần các vật dụng, hàng hóa dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa sinh nhiệt.

Nhận biết và xử lý xe máy điện bị vào nước

Việc đi xe máy điện qua vùng ngập nước hay dưới trời mưa là điều có thể xảy ra không theo ý muốn. Vậy khi xe máy điện bị vào nước có những hiện tượng gì và cần phải làm gì?

Để ngăn không bị ngấm nước, người dùng cần chống thấm các đầu nối điện. Khi vượt qua thời gian ngập úng, bạn nên kiểm tra các bộ phận động cơ của xe. Việc này để đảm bảo nước bẩn không bám vào hệ thống điện, bugi và các khu vực động cơ cũng như hệ thống thắng. Tránh việc ăn mòn các bộ phận trên xe, nếu cần thiết nó để đảm bảo việc lưu thông sau này được an toàn hơn.

Xe máy điện có khả năng lội nước tốt, nhưng cần kiểm tra ngay để tránh hậu quả về sau
Xe máy điện có khả năng lội nước tốt, nhưng cần kiểm tra ngay để tránh hậu quả về sau

Các kỹ sư điện cũng đã thống kê một số nguyên nhân thường gặp và hướng dẫn cách xử lý:

Thứ nhất, xe không chạy được, mở khóa điện vẫn báo nhưng khi kéo tay ga thì xe không lăn bánh. Nguyên nhân xe bị chập điện ở tay bóp phanh. Trong phanh xe điện có nút gọi là nút công tắc ngắt phanh, khi bóp phanh sẽ ngắt điện tay ga điều khiển ga.

Khi xe bị ngập nước hay đi dưới mưa trong thời gian dài, bộ phận này bị ngấm nước dẫn đến hiện tượng truyền dẫn điện làm ngắt điện ở bộ phận tay ga, từ đó gây ra hiện tượng xe không lăn bánh. Cách khắc phục, bạn cần để xe ở nơi khô ráo, không bị mưa hay ngập nước. Sau đó hãy dùng máy thổi hơi, máy sấy tóc làm khô bộ tay phanh hai bên là xe có thể chạy được.

Thứ 2, xe bốc khói, chập cháy các dây dẫn điện, vì nước có tính dẫn điện, do đó khi bị ngập nước sẽ dẫn điện từ cực âm sang cực dương gây ra hiện tượng đoản mạch, cháy chập. Cách khắc phục, trong thời gian ngắn nhất có thể, bạn hãy đưa xe ra khỏi vùng ngập nước và mang xe đến các điểm bảo dưỡng để được khắc phục kịp thời.

Thứ 3, dắt xe có cảm giác nặng, bó bánh, lúc này rất có thể xe đã bị ngập nước, chập cháy, tức là bộ phận điều khiển (hay còn gọi là IC) đã bị hỏng. Khi IC hỏng, sẽ thông mạch 3 pha trong động cơ xe điện, các lá từ nam châm trong xe khi bị thông mạch với nhau sẽ tạo lực từ hút làm cho bánh xe bị bó và cảm giác dắt xe rất nặng.

Cách khắc phục tốt nhất là gọi cứu hộ, hỗ trợ hoặc đi vào một tiệm sửa xe gần nhất. Nếu có dụng cụ, trước tiên bạn cần tháo bỏ 3 dây dẫn xuống động cơ đó chính là 3 pha của động cơ, bạn tháo xong là xe có thể dắt đi bình thường. Lúc này bạn có thể đẩy xe đến trung tâm bảo hành hoặc thay thế IC mới.

Thứ 4, còi, đèn, xi nhan không điều khiển được, nguyên nhân là do nước có tính dẫn điện, khi nước vào bên trong xe gây ra hiện tượng các bộ phận công tắc bị dẫn điện với nhau. Từ đó rất khó để điều khiển từng bộ phận. Cách khắc phục, dùng máy thổi hơi thổi khô các bộ phận bị chập.

Thứ 5, mở khóa mà xe không báo điện. Nguyên nhân, trên xe có trang bị bộ attomat khi bị chập sẽ ngắt để bảo vệ điện cho xe. Một nguyên nhân nữa là trong bộ ắc quy có một cầu chì lá, khi ngập nước hay bị chập cầu chì này cũng sẽ tự động đứt chì để bảo vệ thiết bị.

Trời mưa đừng quên dùng áo mưa che cả phần đầu của xe điện. Nên hạn chế đi vào đoạn đường bị ngập sâu, không đi quá lâu trong trời mưa gió. Ngoài ra, không nên để xe trần dưới trời mưa.


Tin cùng chuyên mục
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.