Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Mưa lớn gây thiệt hại tại Tuyên Quang

Giang Lam - 19:09, 23/05/2022

Từ đêm 22 đến ngày 23/5, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Mưa lớn đã gây lũ trên hệ thống sông, suối nhỏ, làm ngập úng tại một số vùng thấp ven sông, suối và gây sạt lở tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Mưa lũ gây ngập úng trên diện rộng ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Mưa lũ gây ngập úng trên diện rộng ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Mưa lớn đã gây sạt lở đất, đá vào 8 nhà dân tại huyện Chiêm Hóa và Sơn Dương (Tuyên Quang), rất may không có thiệt hại về người. Hơn 540 ha diện tích cây trồng bị ảnh hưởng. Thiệt hại gần 600 con gia súc, gia cầm. Nhiều tuyến đường huyện và đường giao thông liên xã bị sạt lở. Nhiều cầu tràn qua suối bị ngập khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Nhiều diện tích cây trồng bị ngập úng do mưa lũ
Nhiều diện tích cây trồng bị ngập úng do mưa lũ

Cảnh báo từ Đài Khí tưởng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, mực nước trên sông Lô tiếp tục tăng với đỉnh lũ, có khả năng ở mức 18,1 m dưới mức báo động I. Thượng nguồn sông Lô và các sông nhỏ, suối có khả năng lũ với biên độ 2 - 4 m.

Từ ngày 23 - 25/5 các địa phương trong tỉnh đề phòng lũ ống, lũ quyét, sạt lở đất ở các nơi có địa hình dốc, khu vực có kết cấu đất đá yếu và ngập cục bộ ở các nơi trũng thấp. Các địa phương chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt, đặc biệt là điểm nguy cơ sạt lở cao.

Để tiếp tục chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết phức tạp trong thời gian tới, đồng thời tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ tổ chức thực hiện theo Công văn số 272/VPTT ngày 20/5 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; trong đó tập trung theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo; chủ động sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Tin cùng chuyên mục