Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Mỹ Xuyên (Sóc Trăng): Nhiều thanh niên Khmer khởi nghiệp thành công tại phum sóc

Song Vy - Hồng Diễm - 17:38, 17/02/2022

Khởi nghiệp đang là hướng tiếp cận mới để giảm nghèo và phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS. Với tư duy đổi mới, nghị lực của tuổi trẻ, nhiều thanh niên DTTS huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã nỗ lực vượt khó, mạnh dạn khởi nghiệp trên quê hương. Đã có nhiều người thành công và đang truyền cảm hứng mạnh mẽ đến thế hệ các thanh niên vùng đồng bào DTTS.

Anh Lý Hoàng Hiệp chăm sóc rẫy trồng màu của gia đình
Anh Lý Hoàng Hiệp chăm sóc rẫy trồng hoa màu của gia đình

Đồng bào DTTS ở Mỹ Xuyên chiếm khoảng 33% dân số, đời sống của đồng bào chủ yếu dựa và sản xuất hoa màu, chăn nuôi bò… Tận dụng lợi thế của địa phương, những năm gần đây, nhiều thanh niên bắt tay vào sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình; đồng thời tạo động lực để các thanh niên cùng độ tuổi mạnh dạn làm theo.

Có dịp theo chân cán bộ Huyện đoàn Mỹ Xuyên đến thăm mô hình rau màu của anh Lý Hoàng Hiệp, dân tộc Khmer, ở ấp Đại Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm. Anh Hiệp cho biết, năm 2019, anh được chính quyền địa phương và Đoàn Thanh niên xét cho vay 20 triệu đồng, từ nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Khi có tiền, anh đầu tư mua phân bón và hạt giống một số loại rau như hẹ, cần tây, cải thảo, xà lách trồng với diện tích khoảng 2.000m2 đất quanh nhà.Theo tính toán của anh Hiệp, sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng anh lãi tầm 6 triệu đồng.

Anh Hiệp bộc bạch: “Sau 2 năm tôi đã hoàn vốn vay cho ngân hàng. Hiện nay tôi đã mở rộng thêm mô hình sản xuất, kết hợp vừa chăn nuôi và trồng hoa màu. Đã tích lũy được số tiền lo cho con đi học. Sau khi mô hình khởi nghiệp thành công, tôi đã chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm và cả giống cây trồng cho những thanh niên khác cùng xóm. Chúng tôi chia sẻ để cùng có việc làm, không phải đi xa tìm việc mà còn chủ động được mọi việc”.

Cũng như anh Hiệp, anh Trầm Phương Đại, dân tộc Khmer, ở huyện Mỹ Xuyên thành công với mô hình trồng dưa hấu và hoa Tết, mỗi năm anh Đại có thu nhập trên 100 triệu đồng. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đời sống gia đình anh ngày càng khấm khá. Chưa dừng lại ở đó, với sức trẻ và mong muốn được giúp đỡ nhiều người, anh đã thành lập mô hình phục vụ các sự kiện, tiệc cưới với các dịch vụ ăn uống và dàn nhạc sống. Mô hình này đã hỗ trợ việc làm cho nhiều thanh niên địa phương.

Anh Đại chia sẻ: “Thấy nhiều thanh niên trong phum sóc không có việc làm, thường xuyên tụ tập làm mất an ninh trật tự địa phương; hoặc họ phải bỏ quê đi xa tìm việc nên tôi nảy ra ý định mở các dịch vụ phục vụ đám tiệc có dàn nhạc để anh em có việc làm. Vì khi có việc làm, các thanh niên sẽ không tụ tập làm mất trật tự an ninh xã hội, đồng thời họ cũng có thêm thu nhập phụ giúp gia đình mà không cần phải đi xa”.

Nhiều thanh niên Khmer rủ nhau khởi nghiệp
Nhiều thanh niên Khmer rủ nhau khởi nghiệp

Chị Huỳnh Thị Cẩm Hồng, Bí thư Huyện đoàn Mỹ Xuyên nhận định: Nhiều thanh niên khi bắt đầu khởi nghiệp mang tâm lý sợ rủi ro, thất bại và còn thiếu kiến thức. Vì vậy, khi thấy có mô hình trong huyện thành công, thanh niên mới mạnh dạn thực hiện ý tưởng của mình.

 "Chúng tôi luôn động viên và có nhiều hình thức hỗ trợ vay vốn, chuyển giao kỹ thuật… để các ý tưởng sớm được triển khai thực hiện, khi có hiệu quả sẽ luôn là mô hình mẫu cho từng phum sóc để đồng bào học tập chia sẻ kinh nghiệm...", chị Hồng chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tỷ lệ lao động (LĐ) chưa qua đào tạo còn cao, là rào cản lớn trong việc cải thiện việc làm, thu nhập ở khu vực nông thôn, miền núi. Trong bối cảnh thị trường LĐ ngày càng yêu cầu cao về tay nghề, bên cạnh mở rộng quy mô để tăng tỷ lệ LĐ qua đào tạo thì cũng cần tăng đào tạo kỷ năng mềm, trọng tâm là kỹ năng khởi sự kinh doanh.