Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nghệ An: Chưa khai thác được tiềm năng dược liệu quý

PV - 09:53, 12/08/2019

Vùng miền núi huyện Yên Thành (Nghệ An) có thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loại cây dược liệu như nghệ vàng, cà gai leo, nhân trần…Tuy nhiên, do đầu ra của sản phẩm khó nên người dân không mặn mà với các loại cây trồng này.

Chị Hoàng Thị Hiến, xã Tiến Thành cho biết: Gia đình chị có 4 sào đất đồi, năm 2018 gia đình trồng 2 sào nghệ vàng và 2 sào cây nhân trần. Nếu bán được giá như những năm trước đây, thì các cây trồng này có thu nhập hơn hẳn so với trồng ngô, lạc hay lúa. Thế nhưng năm nay, giá nghệ vàng xuống thấp chỉ còn 4000 đồng/kg, còn nhân trần thì chỉ nhập được 15 đến 20 ngàn đồng/kg nên giá trị thu nhập không cao. Đây là lý do khiến gia đình không dám mở rộng diện tích vì sợ sản phẩm làm ra không bán được.

Theo ông Nguyễn Hữu Đại, Chủ tịch UBND xã Tiến Thành, từ trước đến nay các loại cây dược liệu như nhân trần, cà gai leo, hay nghệ… đều do dân trồng tự phát. Có một thời gian, các loại cây này có giá trị thu nhập cao nên người dân theo nhau trồng. Hiện nay diện tích cây nhân trần trên địa bàn xã là khoảng 40ha, cây nghệ vàng là 5ha. Đầu ra chủ yếu do các hộ tự lo, xã cũng chưa tìm được đối tác nên khâu tiêu thụ gặp khó. Trong khi đó, người dân thì không theo qui hoạch, thích thì trồng không thích thì bỏ hoang đất nên chính quyền cũng lúng túng trong việc chỉ đạo…

Cây thìa canh loại cây dược liệu đang được trồng thử nghiệm ở huyện Con Cuông. Cây thìa canh loại cây dược liệu đang được trồng thử nghiệm ở huyện Con Cuông.

Tương tự, huyện Con Cuông được xem là cái “mỏ vàng” cây dược liệu. Ở đây có khu bảo tồn quốc gia Pù Mát có khí hậu thích hợp để trồng các loại cây như cà gai leo, thìa canh, hay đinh lăng… Tuy nhiên, việc phát triển các loại cây trồng này ở đây vẫn manh mún, chủ yếu là trồng theo tự phát..

Anh Nguyễn Văn Hùng ở bản Tân Trà, xã Bồng Khê cho biết: Gia đình anh đã cải tạo 2 sào đất vườn của gia đình để trồng cà gai leo và đinh lăng. Đến nay, cây cà gai leo bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên nhưng gia đình anh vẫn chưa tìm được mối tiêu thụ. Hiện cũng chỉ tiêu thụ nhỏ lẻ, vừa mất thời gian, thu nhập bấp bênh. Theo anh Hùng, hiện trong bản cũng có nhiều gia đình trồng các loại cây này, nhưng bà con cũng chỉ trồng xen canh dưới gốc cam hoặc bưởi, đầu ra cũng tự các gia đình thu hoạch xong đem ra chợ bán…

Trao đổi về giải pháp để khai thác lợi thế của vùng đất trong việc phát triển cây dược liệu trở thành cây xóa nghèo, ông Lô Văn Lý, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Con Cuông cho biết: “Nếu làm tốt quy hoạch và liên kết sản xuất thì trong tương lai gần cây dược liệu trở thành cây trồng chủ lực của người dân huyện Con Cuông”. Do đó, thời gian tới, phòng Nông nghiệp huyện sẽ tham mưu cho UBND huyện lập quy hoạch chi tiết vùng trồng cây dược liệu, từ đó kêu gọi sự đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An cũng nhìn nhận, thời gian qua ở một số địa phương đã có một số cá nhân, tổ chức xây dựng được các mô hình trồng, chế biến dược liệu. Tuy nhiên, các mô hình này đều đang ở giai đoạn khởi động và chưa định hình rõ đầu ra.

Theo ông Thành, để cây dược liệu trở thành cây trồng chủ lực, thì việc cần làm là, các tỉnh phải quy hoạch được vùng nguyên liệu; xây dựng các chuỗi liên kết chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho người dân; xây dựng thương hiệu cho từng vùng, từng địa phương tạo thế mạnh để ổn định thị trường…

Bên cạnh đó, tỉnh cần có cơ chế đặc thù đối với nhóm cây dược liệu, có kế hoạch và cấp chứng nhận xuất xứ… Có như vậy, cây dược liệu mới có điều kiện phát triển trở thành cây trồng giảm nghèo bền vững cho người dân sống ở khu vực miền núi..

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.