Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Nghệ An: Triển khai nhiều giải pháp chống hạn hán

PV - 14:09, 15/07/2019

Đợt nắng nóng khốc liệt, kéo dài từ ngày 3/6 đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. Trước thực tế này, ngành Nông nghiệp địa phương đã tập trung, dồn sức cho công tác chống hạn bằng nhiều giải pháp.

Nắng nóng kéo dài đã gây cháy rừng nhiều nơi trên địa bàn Nghệ An. Nắng nóng kéo dài đã gây cháy rừng nhiều nơi trên địa bàn Nghệ An.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 đợt nắng nóng, trong đó đợt dài nhất kéo dài liên tục từ ngày 3/6 đến nay, với nền nhiệt độ cao từ 39-410C gây thiếu nước, hạn hán nghiêm trọng trên diện rộng. Toàn tỉnh có trên 12.000ha cây trồng bị hạn, trong đó có 2.500ha lúa bị hạn nặng, trên 800ha chè bị cháy lá, ngoài ra hạn hán cũng ảnh hưởng đến một số diện tích chanh ở các huyện…

Tại một số huyện, nhất là các huyện vùng cao đã lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt. Tình hình cháy rừng diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy rừng với 49,13ha rừng bị thiệt hại. Đáng chú ý, việc cháy rừng thông ở Nam Đàn ngày 30/6 vừa qua đã gây tử vong cho một người khi tham gia chữa cháy.

Theo ông Hiếu, với tình hình hạn hán được dự báo trong năm nay, nên ngay từ đầu năm, ngành Nông nghiệp cũng đã chủ động tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, ban hành các công văn chỉ đạo công tác tưới, chống hạn sản xuất; xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo về thời tiết.

Tỉnh cũng đã yêu cầu, các địa phương, đơn vị lập phương án chống hạn chi tiết cho từng hệ thống, công trình khu tưới, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, cử cán bộ xuống cơ sở phối hợp thực hiện phương án chống hạn và có những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở đánh giá nguồn nước hiện có. Đặc biệt, Sở cũng đã phối hợp với ngành Công thương, các công ty thuỷ điện... tăng lưu lượng xả nước xuống hạ du những thời điểm nhu cầu dùng nước tăng cao, kịp thời cấp nước phục vụ sản xuất, dân sinh.

 Nỗ lực dập cháy rừng ở huyện Nam Đàn (Nghệ An). Nỗ lực dập cháy rừng ở huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Hiện nay, nắng nóng vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Do đó công tác tuyên truyền, thông tin về tình hình khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn để chủ động phòng tránh, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả rất cần được các địa phương chú ý. Bên cạnh đó, phải điều chỉnh lịch thời vụ phù hợp với lượng nước hiện tại để tránh hạn; các đơn vị thuỷ nông phải tổ chức vận hành hợp lý các công trình thủy lợi để vừa đảm bảo cấp nước đủ phục vụ sản xuất, vừa tiết kiệm nước; tranh thủ lấy, trữ nước ngọt khi có mưa hoặc các hồ thuỷ điện xả nước; tăng cường sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phòng cháy chữa cháy rừng với tinh thần tập trung cao nhất.

Ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đã đề ra một số giải pháp tập trung thực hiện trong thời gian tới. Đó là, tăng cường phát triển khung quản lý hạn hán, kế hoạch hành động ứng phó hạn hán, giám sát hạn hán nhằm chủ động hơn trong phòng tránh, xây dựng kế hoạch sản xuất; Nâng cao chất lượng dự báo khí tượng; phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan trong điều tiết dòng chảy, để vừa phục vụ tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp, vừa tiết kiệm nguồn nước.

Đặc biệt, định hướng cho các địa phương tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Tăng cường trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc quản lý, sử dụng nguồn nước một cách phù hợp.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Tập trung xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau lũ

Thanh Hóa: Tập trung xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau lũ

Ngay sau khi nước rút, các địa phương bị ngập lụt trên địa bàn huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Đây là địa phương có nhiều hộ dân bị ngập lụt nhất tỉnh Thanh Hóa.