Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hồng Phúc - 15:31, 08/03/2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 482/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đội văn nghệ làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang biểu diễn Múa đèn chạy chữ
Đội văn nghệ làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang biểu diễn Múa đèn chạy chữ

Múa đèn chạy chữ gắn liền với Lễ hội Ngư võng phường của làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, diễn ra từ ngày 8 - 12 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày hội, làng tổ chức nhiều trò chơi truyền thống, trò diễn dân gian như: Rước thuyền, đánh đu, chọi gà, đánh cờ người, múa lân, hát chèo chải cổ và múa đèn chạy chữ. Nét độc đáo của điệu Múa đèn chạy chữ là sự kết hợp giữa hát chèo chải cổ cùng các động tác múa để tạo nên tổ khúc múa đèn, mang ý nghĩa ca ngợi công ơn Đức thánh cả và thành hoàng làng, cũng như thể hiện ước vọng của Nhân dân về một cuộc sống ấm no, bình an và hạnh phúc.

Cùng với Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ, trong đợt này còn có Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…