Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Người dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng

PV - 09:26, 02/05/2018

Hàng trăm hộ dân sử dụng chung một nguồn nước và phải kéo nhau ra suối để tắm giặt... Đó là thực trạng đang diễn ra tại xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông, Gia Lai).

Người dân xếp hàng chờ lấy nước ở khu vực nguồn nước làng Goòng (xã Ia Púch, huyện Chư Prông). Người dân xếp hàng chờ lấy nước ở khu vực nguồn nước làng Goòng (xã Ia Púch, huyện Chư Prông).

 

Từ hơn 1 tháng nay, hầu hết các giếng nước trong xã đều trơ đáy nên người dân ở 3 làng: Bỉ, Goòng, Grang đều tập trung về khu vực nguồn nước làng Goòng để lấy nước về ăn uống, còn tắm giặt thì đều xuống suối Ia Púch.

Xếp từng chai nước vào gùi, chị Siu Bek (làng Goòng) bộc bạch: “Giếng nhà mình đã đào sâu thêm 3m nữa rồi mà vẫn không đủ nước dùng. Vì vậy mỗi ngày mình phải đi lấy nước 2 lần mới đủ nấu cơm và nấu nước uống. Có hôm mình đi từ 4 giờ chiều mà tận 7 giờ tối mới về đến nhà vì đông người chờ lấy nước quá!”. Không riêng giếng nước nhà chị Siu Bek mà hầu hết các giếng nước trên địa bàn xã đều khô cạn.

Theo người dân, xã Ia Púch có 3 khu vực lấy nước nhưng cứ đến mùa khô, nguồn nước ở làng Bỉ khô cạn, nguồn nước ở làng Chư Ko nằm tách biệt nên chỉ phục vụ người dân trong làng, duy còn nguồn nước ở làng Goòng. Tuy nhiên, nguồn nước cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng nước của dân làng, bởi thực tế nhiều người vẫn phải mua thêm nước đóng bình.

Ông Lê Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Púch, cho biết: “Xã cũng thường xuyên tuyên truyền người dân phải sử dụng nguồn nước tiết kiệm nhưng về lâu dài vẫn mong muốn sớm có hệ thống nước sạch để bà con ăn uống, sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe”.

ANH HUY

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Một số huyện miền núi xuất hiện nứt đất, khẩn cấp di dời dân

Thanh Hóa: Một số huyện miền núi xuất hiện nứt đất, khẩn cấp di dời dân

Do ảnh hưởng của đợt mưa bão liên tục trong một thời gian dài, khiến nhiều điểm trên địa bàn các huyện vùng cao Thanh Hóa bị sạt lở đất đá, đặc biệt là tại các thôn bản biên giới của các huyện Quan Sơn, Mường Lát xuất hiện nhiều nơi nứt đồi, phải di dời khẩn cấp người dân đến nơi an toàn.