Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Người dân TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị tâm lý sống chung với dịch

Lê Vũ - 15:29, 01/10/2021

Sau hơn 4 tháng phong tỏa vì Covid-19, chính quyền TP. Hồ Chí Minh quyết định sẽ bắt đầu nới lỏng giãn cách và mở cửa dần các hoạt động để khôi phục kinh tế. Đứng trước thực trạng rất khó để đẩy lùi hoàn toàn các ca F0 từ nay đến cuối năm, người dân Thành phố đang chuẩn bị mọi thứ để có thể “sống chung với dịch”.

Để phục hồi nhịp sống đô thị như trước khi dịch bùng phát sẽ còn một chặng đường dài đầy thử thách. (Ảnh chụp tại cầu vượt 3/2, hướng nhìn về đường Thành Thái, quận 10, vốn là một giao lộ sầm uất trước đây)
Để phục hồi nhịp sống đô thị như trước khi dịch bùng phát sẽ còn một chặng đường dài đầy thử thách. (Ảnh chụp tại cầu vượt 3/2, hướng nhìn về đường Thành Thái, quận 10, vốn là một giao lộ sầm uất trước đây)

Vui mừng vì có thể đi làm trở lại

Là người làm nghề quay phim, chụp ảnh cho các Studio và sự kiện, anh Trần Văn Linh (ngụ quận Tân Phú) cho biết, từ khi dịch bệnh bùng phát tại TP. Hồ Chí Minh đến nay, hầu như anh bị mất hết mọi nguồn thu nhập vì không có việc làm, mọi khoản tiền dành dụm từ lao động mùa Tết đến nay đã cạn. 

Anh Linh tâm sự: “Nếu thêm một thời gian nữa chắc tôi sẽ không biết phải làm thế nào, có lẽ phải tìm cách thanh lý hết máy ảnh, máy vi tính để mà có tiền ăn và trả tiền nhà. Giờ Thành phố bắt đầu mở cửa  trở lại, mình rất vui vì ít nhất cũng có thể tìm việc gì đó làm để có thu nhập".

Còn anh Nguyễn Thế Lộc (sống tại quận 7), là một chuyên viên tư vấn phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp chia sẻ, mặc dù thời gian Thành phố siết chặt giãn cách, với tính chất công việc, anh vẫn có thể làm trực tuyến, tuy nhiên những ảnh hưởng và khó khăn cũng không hề nhỏ. “Vì tình hình chung, nên công ty có nhiều cắt giảm. Nhịp sống hoàn toàn bị thay đổi, vấn đề lương thực và nhu yếu phẩm thực sự là một cơn “stress“. Làm việc online không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả, hy vọng sớm có thể trở lại làm việc như trước đây", anh Lộc hy vọng.

Tương tự anh Huỳnh Quang Minh (thường trú tại quận 8) là kỹ sư, kiêm giám đốc một công ty về cung cấp và thi công bảo trì các thiết bị công nghệ, cho biết, anh rất hy vọng thành phố sẽ có những chính sách mở cửa hợp lý trong thời gian tới để doanh nghiệp có thể tồn tại: "Trong nhiều tháng qua, các công trình, dự án đều phải ngưng lại, công ty không có nguồn thu, mọi tiến độ đều trì hoãn, nhưng lương nhân viên, đặc biệt ở một số bộ phận quan trọng, thì mình vẫn phải đảm bảo cho họ, để sau dịch họ có thể tiếp tục làm việc“.

Nhưng có lẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, vẫn là người lao động phổ thông, một lực lượng rất lớn tại TP. Hồ Chí Minh. Hầu hết mọi người đều đang trông đợi từng ngày vào diễn biến kiểm soát dịch tại thành phố và các thay đổi trong chính sách, hy vọng có thể sớm tìm kiếm việc làm, tìm kế sinh nhai.

Anh Lê Trình đã phải đóng cửa toàn bộ 5 trung tâm âm nhạc của mình và chưa biết bao giờ có thể hoạt động lại. (Ảnh chụp trước dịch do nhân vật cung cấp)
Anh Lê Trình đã phải đóng cửa toàn bộ 5 trung tâm âm nhạc của mình và chưa biết bao giờ có thể hoạt động lại. (Ảnh chụp trước dịch do nhân vật cung cấp)

Còn nhiều trăn trở 

Song song với những niềm vui và sự háo hức chờ đợi, thì những lo lắng, bất an cho thời gian sắp tới, cũng là những điều không tránh khỏi trong tâm tư của người dân Thành phố. Anh Huỳnh Quang Minh bày tỏ sự e ngại: “Không biết liệu hạ tầng y tế của Thành phố có đáp ứng được hay không khi sống chung với dịch?“. Còn anh Trần Văn Linh thì chia sẻ: “Số ca dương tính trong cộng đồng hàng ngày vẫn còn cao, nguy cơ còn tiềm ẩn, các ngành nghề dịch vụ liên quan đến sự kiện như mình, chắc khó hoạt động ngay được nếu có mở cửa“.

Không chỉ liên quan đến vấn đề nguy cơ dịch bệnh còn cao, điều mà người dân trăn trở còn phụ thuộc rất nhiều đến định hướng phát triển và các quyết sách của chính quyền Thành phố. Anh Nguyễn Thế Lộc nêu quan điểm: “Lo không phải vì dịch Covid-19 vẫn còn, lo vì mình không biết có thay đổi gì từ chính quyền nữa không. Thiết nghĩ Thành phố nên cần có một lộ trình rõ ràng và thống nhất để người dân và doanh nghiệp có sự chuẩn bị".

Thực tế không ai nghĩ một thành phố được xem là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, lại có thời gian phong tỏa dài đến thế. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng các hộ kinh doanh gia đình, đều hoàn toàn rơi vào thế bị động. Con số doanh nghiệp phá sản, đóng cửa mặc dù chưa có thống kê chính thức, nhưng chắc chắn sẽ khiến ngươi ta phải giật mình. Trong khi các doanh nghiệp đang còn cầm cự được thì phải loay hoay, chật vật tìm cách thích nghi và chờ đợi.

Anh Lê Trình (ngụ tại TP. Thủ Đức), Giám đốc Trung tâm âm nhạc Vietstar chia sẻ: “Tôi có 5 trung tâm đào tạo âm nhạc ở 5 quận, nhưng khi giãn cách thì tôi phải đóng cửa hết cả 5 vì không thể trụ nổi tiền mặt bằng. Cũng chính vì điều này, nên kinh tế của tôi bị thất thoát nghiêm trọng. Thành phố mở cửa thì mình cũng mừng, nhưng trên thực tế thì tôi vẫn chưa thể mở cửa hoạt động được, ít nhất là hết năm nay. Vì với tình hình này, đời sống còn đang bấp bênh, học văn hóa còn đang phải học online, thì ai dám cho con cái mình đi học nhạc”.

Anh Trình cho biết thêm, hiện anh buộc phải nghiên cứu ra các giáo trình dạy đàn online cho phù hợp các đối tượng, rồi dạy trực tuyến cho các học viên thân thiết để cố gắng duy trì trung tâm.

Theo các chuyên gia, nếu tiếp tục siết chặt giãn các thêm một thời gian nữa, thì vấn đề khủng hoảng về an sinh xã hội và đứt gãy kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh là hoàn toàn có thể xảy ra. Và, đây cũng là nhận định chung của lãnh đạo thành phố.

 Tuy nhiên, việc mở cửa, nới lỏng giãn cách để bảo đảm phục hồi kinh tế, song song với việc kiểm soát được tình hình dịch bệnh là điều không hề dễ dàng, đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng y tế, một lộ trình rõ ràng, thống nhất  của các cấp chính quyền.

 Bên cạnh đó quan trọng nhất, đóng vai trò then chốt, chính là ý thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh, để tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.