Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

“Người hùng” của cô học trò dân tộc Thái

PV - 16:13, 25/03/2019

“Người hùng của con không nhất thiết phải mạnh mẽ như supermen trong các bộ phim hoạt hình. Không cần phải cứng rắn như người sắt, chỉ cần là người có trái tim ấm áp…”. Đó là một đoạn trong bức thư phản ánh rất chân thật về cuộc sống, tình cảm của em Lò Thị Thảo, dân tộc Thái, học sinh lớp 8A, Trường THCS Quang Hiến, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) dành cho bà nội của mình. Bức thư em viết gửi tham dự cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48, với chủ đề “Hãy viết thư cho người hùng của em”.

Em Thảo giúp bà làm việc nhà. Em Thảo giúp bà làm việc nhà.

Thầy giáo Lê Xuân Hùng, Hiệu trưởng nhà trường bộc bạch: Sau khi Nhà trường nhận được bức thư em Thảo gửi tham gia dự thi, thầy và các thầy cô giáo vô cùng xúc động trước nghị lực, những suy nghĩ của em Thảo. Qua tìm hiểu thực tế hoàn cảnh gia đình em Thảo, chúng tôi quyết định truyền đọc bức thư đến với tất cả học sinh trong trường, xem đây là tấm gương để các em học sinh khác noi theo.

“Người hùng” trong bức thư Thảo viết chính là bà nội của em, người đang nuôi dưỡng em và một đứa cháu ngoại nữa của bà. Mẹ của Thảo bỏ đi biệt xứ, bố bệnh tật mất khi em còn nhỏ. Còn đứa cháu ngoại cũng bị mẹ bỏ lại cho bà nuôi để sang Trung Quốc làm ăn. Hiện, bà cháu Thảo sống trong một ngôi nhà tuềnh toàng, thuộc thôn Ảng, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh.

Để nuôi được 2 đứa cháu ăn học, bao năm qua, bà phải lặn lội kiếm từng đồng để nuôi cháu. Ngày trước, khi còn có sức khỏe thì ai thuê gì bà làm nấy, nhưng nay tuổi cao, sức yếu, chẳng có ai thuê bà. Hiện nay, cuộc sống của 3 bà cháu chỉ biết trông chờ vào vài sào ruộng khoán rồi kiếm thêm con cua, con cá ngoài đồng. Hằng ngày đi học về, Thảo thường giúp bà công việc nhà, khi bà nội không được khỏe, em là người trụ cột chăm sóc, sắc thuốc và cơm nước cho 3 bà cháu.

“Các cháu bà sinh ra đã chịu quá nhiều thiệt thòi, bà chỉ mong có sức khỏe làm thuê, làm mướn nuôi được 2 đứa ăn học đầy đủ, trưởng thành thì mới yên tâm nhắm mắt được ”, bà Lê Thị Tiền (65 tuổi)-bà nội Thảo nghẹn ngào nói.

Hằng ngày, Thảo (bên phải) phải đi bộ gần 2km để đến trường. Hằng ngày, Thảo (bên phải) phải đi bộ gần 2km để đến trường.

Có lẽ cảm nhận được sự vất vả, tình yêu thương của bà dành cho 2 đứa, trong tâm hồn của Thảo, bà nội chính là người hùng: “Người hùng của con không nhất thiết phải mạnh mẽ như supermen trong các bộ phim hoạt hình. Không cần phải cứng rắn như người sắt, chỉ cần là người có trái tim ấm áp. 13 năm nay, bà đã nuôi hai chị em con khôn lớn. Vì chúng con, khi bệnh bà nói bà không sao các con đừng lo. Trời lạnh giá bà nói “bà không lạnh, các con cứ dành tiền mà mua quần áo mới…”. Tình yêu thương của bà nội đã khỏa lấp khoảng trống trong tâm hồn của Thảo.

Không phụ công chăm sóc của bà, Thảo luôn nỗ lực, chăm chỉ trong học tập. Nhiều năm liền, Thảo luôn là học sinh tiên tiến của trường. Quãng đường từ nhà đến trường gần 2km, không có xe đạp hằng ngày em cuốc bộ đến trường. Hôm trời nắng còn đỡ, khổ nhất là những ngày mưa gió, đường lầy lội, khi đến lớp thì quần áo đã lấm lem bùn đất.

Cô Phạm Hồng Yến, giáo viên Chủ nhiệm lớp 8A, cho biết: “Dù lá thư của em Thảo gửi đi có đạt hay không đạt giải thưởng, thì với những suy nghĩ, tình cảm của cô học trò nhỏ tuổi này dành cho bà; cũng như sự tự tin vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống, em xứng đáng là tấm gương sáng cho các bạn noi theo”.

“Cuộc sống phải mất mới có, con mất cha mẹ nhưng con còn bà và đó là điều hạnh phúc. Công ơn của bà kiếp này con cũng không thể trả hết, con mong kếp sau sẽ vẫn là cháu của bà để có thể được bà yêu thương lần nữa...”. Đó là những lời khép lại bức thư của Thảo dành cho người hùng của mình.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.