Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Người mẹ nghèo Raglay nuôi 3 con tốt nghiệp đại học

Thái Sơn Ngọc - 08:36, 16/10/2024

Theo lời giới thiệu của cô giáo Trần Thị Thùy Trang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Sơn C, chúng tôi đến thăm gia đình bà Trần Thị Bụi, dân tộc Raglay ở thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận. Bà Bụi là điển hình về nghị lực, ý chí và sự nỗ lực vượt khó khăn để nuôi 3 người con tốt nghiệp đại học có việc làm ổn định.

Bà Trần Thị Bụi dân tộc Raglay nỗ lực vượt khó nuôi 3 con tốt nghiệp đại học.
Bà Trần Thị Bụi dân tộc Raglay nỗ lực vượt khó nuôi 3 con tốt nghiệp đại học

Ngôi nhà cấp bốn khang trang của gia đình bà Trần Thị Bụi ở giữa khu dân cư Mỹ Hiệp. Giữa phòng khách, bà treo trang trọng những tấm Giấy khen về thành tích học tập, công tác của các con. Ít ai ngờ người phụ nữ Raglay hiền hậu như hạt lúa xứ đồng Mỹ Hiệp, lại tiềm ẩn nghị lực, suy nghĩ thấu đáo để quyết tâm "đầu tư" nuôi các con học hành thành đạt với mong muốn, mai này các con có một tương lai tốt đẹp, có tri thức, việc làm thoát nghèo. Hôm chúng tôi đến thăm nhà, chồng bà Bụi, là anh Tain Ná, đi rẫy trông coi bò do bà con trong thôn gửi chăn thả dưới tán lá rừng.

Trao đổi với bà Trần Thị Bụi, chúng tôi được biết hai vợ chồng bà sinh ra trong gia đình nghèo nên chưa bao giờ được cắp sách tới trường học chữ. Tuổi thơ, ông bà phải đi làm thuê phụ giúp ba mẹ nuôi các em nhỏ. Đến năm 20 tuổi, anh Ná mới thôi ở đợ chăn trâu, về nhà xây dựng gia đình với bà Bụi.

Đôi vợ chồng trẻ chịu thương chịu khó khai hoang đất canh tác, với diện tích hơn 1ha trên vùng suối Nước Mặn, cách làng hơn 5 cây số. Hôm sớm chăm lo làm ăn, thời tiết mưa thuận gió hòa, cây bắp, cây đậu được mùa, anh chị chắt chiu vốn liếng dành dụm nuôi con. Tranh thủ thời gian nông nhàn, vợ chồng anh chị làm thuê cuốc mướn, chăm lo cho 3 người con gái lần lượt tốt nghiệp đại học, ra trường có việc làm ổn định.

Cô con gái đầu là Trần Thị Loan tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn thuộc Trường Đại học Đà Lạt, hiện nay là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mỹ Sơn. Tinh thần vượt khó nỗ lực học tập của cháu Trần Thị Loan là niềm tự hào của đồng bào Raglay thôn Mỹ Hiệp, bởi lần đầu tiên trong thôn Mỹ Hiệp có người tốt nghiệp đại học chính quy niên khóa 2008 - 2012.

Cô giáo Trần Thị Lủy (con gái bà Trần Thị Bụi) tốt nghiệp hai trường đại học, giảng dạy tại Trường Tiểu học Mỹ Sơn C.
Cô giáo Trần Thị Lủy (con gái bà Trần Thị Bụi) tốt nghiệp hai trường đại học, giảng dạy tại Trường Tiểu học Mỹ Sơn C

Người con gái thứ hai là Trần Thị Lủy, tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sài Gòn niên khóa 2010 - 2014. Sau đó, Lủy tiếp tục học văn bằng 2 chuyên ngành Giáo dục Tiểu học của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, niên khóa 2018 - 2020. Trần Thị Lủy là một trong số rất ít thanh niên vùng đồng bào Raglay ở tỉnh Ninh Thuận có hai bằng cử nhân chính quy của hai trường đại học. Hiện nay, Lủy giảng dạy tại Trường Tiểu học Mỹ Sơn C.

Cô con gái thứ ba là Trần Thị Kim Luyễn, trong những năm học THPT tại Trường THPT Dân tộc nội trú Phan Rang luôn đạt thành tích học lực loại giỏi, được tổ chức Khoa học và Giáo dục Việt Nam trao tặng học bổng. Kim Luyễn tốt nghiệp khoa Luật Hành chính - Nhà nước của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, niên khóa 2012 - 2016 với tấm bằng loại Khá. Kim Luyễn xây dựng gia đình và có việc làm ổn định tại TP. Hồ Chí Minh.

Gia đình bà Trần Thị Bụi và ông Tain Ná được Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Ninh Thuận tặng Giấy khen về thành tích “Gia đình học tập xuất sắc”. Đồng thời được Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận tặng Giấy khen “Gia đình văn hóa tiêu biểu”. Hai người con gái lớn của bà Bụi là Trần Thị Loan và Trần Thị Lủy công tác tốt, được tổ chức kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.

Bà Bụi chia sẻ, bản thân vợ chồng bà vì gia đình quá nghèo không được đến trường học chữ nên rất thiệt thòi. Nay cuộc sống xã hội phát triển, bà quyết tâm đầu tư “nuôi chữ” cho con chu đáo. Nhờ có chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với con em đồng bào DTTS nghèo, giúp gia đình có điều kiện nuôi con ăn học. Các cháu đều được Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Ninh Sơn cho vay vốn hỗ trợ sinh viên nghèo học tập. Sau khi ra trường, các cháu có việc làm nên sớm hoàn thiện việc trả nợ ngân hàng. 

"Nhờ các cháu có việc làm ổn định, gia đình tôi thoát khỏi diện hộ nghèo. Ruộng đất canh tác nay chủ động tưới từ hệ thống thủy lợi Tân Mỹ gieo trồng 2 - 3 vụ/năm, bảo đảm cuộc sống no ấm”, bà Bụi phấn khởi chia sẻ. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.