Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Người truyền cảm hứng về tình yêu nước Việt

PV - 17:56, 29/01/2018

Có một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt đã dành tâm huyết nghiên cứu về cội nguồn và mối quan hệ máu thịt của cộng đồng kiều bào hải ngoại với quê nhà để xoá bỏ hố sâu ngăn cách sau chiến tranh. Bà truyền lòng nhiệt huyết và thôi thúc nhiều trí thức, doanh nhân trở về xây dựng quê hương.

Tôi là người Việt Nam

Tại Hội nghị về Người Việt Nam ở nước ngoài diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh, một phụ nữ khả ái trong tà áo dài khiến nhiều người xúc động vì cố diễn đạt bằng tiếng Việt lơ lớ, ngọng nghịu và luôn tự nhận là người Việt Nam chính cống. Bà là Giáo sư Caroline Kiều Linh Valverde, Ðại học California Davis (Hoa Kỳ).

Bà Kiều Linh chia sẻ: Đối với nhiều kiều bào, nói được tiếng Việt là bình thường nhưng với bà, trình bày bằng tiếng mẹ đẻ là cả một sự cố gắng không mệt mỏi vì bà rời Việt Nam khi mới 5 tuổi. Thời niên thiếu, bà hầu như tái mù tiếng Việt và hoàn toàn không có thông tin về đất nước nơi bà được sinh ra.

Vào đại học, Kiều Linh cảm nhận mình khác với các bạn học xung quanh. Qua những tấm ảnh cũ trong cuốn album gia đình, bà nhận ra mình là người Việt Nam. Ðầu những năm 1990, bà quyết định đến Hà Nội học tiếng Việt và làm công tác nghiên cứu tại trường Ðại học Bách khoa Hà Nội.

GS Kiều Linh trả lời báo chí tại Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới. GS Kiều Linh trả lời báo chí tại Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới.

 

Cảm nhận đầu tiên của bà về Việt Nam là một nơi xa lạ nhưng bà không thể lý giải vì sao tận trong sâu thẳm trái tim luôn có cảm giác rất thân quen với cả những người bà chưa từng quen biết. Và mỗi khi rời đi, bà lại nhớ quay quắt từng góc phố, cột đèn, viên đá vỉa hè phố cổ Hà Nội. Trong suốt 10 năm, bà không thể nhớ hết bao nhiêu lần bà về Mỹ rồi quay trở lại với Việt Nam, với Hà Nội.

GS Kiều Linh trải lòng: “Mỗi lần nghĩ về người Việt Nam, về gia đình, tôi cảm nhận một điều gì đó rất thiêng liêng và gần gũi. Có lẽ do 5 năm đầu đời tôi đã sống ở Việt Nam với nhiều kỷ niệm đẹp. Hà Nội, Sài Gòn đã đi vào tiềm thức. Tôi còn nhớ những ngày thơ ấu sống cùng ông bà nội, ngày nào tôi cũng được ông bà mua quà sáng, khi thì tô phở, bát bún bò, đĩa bánh cuốn, gói xôi, đặc biệt là được ăn rất nhiều trái cây. Khi sang Mỹ, tôi không còn được ăn xoài, vải, nhãn… Hồi ấy trái cây Việt Nam chưa xuất khẩu qua Mỹ”.

Gắn bó máu thịt

Công trình khảo cứu “Transnationalizing Vietnam” của GS Kiều Linh chỉ ra có một thế hệ sơ khai người Việt ở nước ngoài vẫn gắn bó với đất nước và cộng đồng từ những thùng quà gửi về cho thân nhân những năm đất nước khó khăn khi vừa kết thúc chiến tranh.

Những đổi mới trong chính sách thu hút nguồn lực kiều bào trong hơn 20 năm qua của Việt Nam đã thúc đẩy sự trao đổi văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế,… giữa hai nước Việt-Mỹ. Dòng vốn đầu tư của kiều bào về Việt Nam ngày càng tăng. Bà con về nước và người trong nước qua Mỹ thăm thân nhân, đi tu nghiệp ngày càng nhiều. Các quỹ đầu tư trực tiếp của Microsoft, IBM và gián tiếp qua các quỹ Dragon Capital, Vina Capital vào Việt Nam sử dụng nhân sự là các kiều bào có khát vọng đóng góp cho đất nước.

GS Kiều Linh trăn trở: “Ở Mỹ, sách viết về Việt Nam chủ yếu là tiếng Anh đề cập đến những đề tài về chiến tranh. Người Việt ở hải ngoại lớn lên chỉ biết thông tin về đất nước qua sách báo nước ngoài mà những điều trong sách chưa hẳn đã đầy đủ và đúng sự thật. Vì vậy, cần có thêm những nhà Việt Nam học, nghiên cứu sâu về Việt Nam hiện đại”.

Và, bà đã chủ động đưa các sinh viên giỏi về Việt Nam học tiếng mẹ đẻ và thực tập. Thời gian tu nghiệp tuy ngắn nhưng đủ làm thay đổi nhận thức của các bạn trẻ. “Tôi có hai sinh viên rất giỏi. Lê Duy Ðỗ chuyên dạy về Việt Nam dù chưa biết tiếng Việt. Sinh viên thứ hai quyết định kéo dài thời gian học tập và nâng cao khả năng tiếng Việt. Cô ấy dự định trở về Mỹ học MBA hay trở thành Luật sư rồi trở lại Việt Nam đóng góp cho quê hương”, GS Kiều Linh nói.

Mới đây, GS Kiều Linh và một số kiều bào tiêu biểu đã vinh dự được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp. Bà cho biết nhiều du học sinh Việt Nam ở hải ngoại có hoài bão đóng góp cho quê hương. Nhà nước cần có chính sách thu hút lực lượng này về xây dựng quê hương và cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục để thế hệ kiều bào mới hiểu về Việt Nam hơn, qua đó đóng góp công sức, trí tuệ cho công cuộc kiến thiết đất nước.

“Các du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học tập chính là những sứ giả truyền đạt thông tin đến bà con kiều bào về những đổi thay của đất nước và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Ðảng và Nhà nước”, GS Kiều Linh nói.

"Ở Mỹ, sách viết về Việt Nam chủ yếu là tiếng Anh đề cập đến những đề tài về chiến tranh. Người Việt ở hải ngoại lớn lên chỉ biết thông tin về đất nước qua sách báo nước ngoài mà những điều trong sách chưa hẳn đã đầy đủ và đúng sự thật. Vì vậy, cần có thêm những nhà Việt Nam học, nghiên cứu sâu về Việt Nam hiện đại”. GS Kiều Linh

HUY THỊNH

Tin cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.