Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Nguy cơ vùng chè cổ thụ Suối Giàng bị xóa sổ do mối tấn công

PV - 14:00, 23/05/2018

Rừng chè cổ thụ Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) hiện còn gần 400 cây được công nhận là Cây di sản Việt Nam có tuổi đời trên 300 năm. Tuy nhiên, gần đây, rừng chè đang bị mối tấn công, nhiều cây chè đã chết.

Ông Vàng A Khua chỉ vị trí chè Suối Giàng bị mối tấn công. Ông Vàng A Khua chỉ vị trí chè Suối Giàng bị mối tấn công.

 

Ông Sổng A Nủ, Chủ tịch UBND xã Suối Giàng cho biết: Tổng diện tích chè của xã Suối Giàng hiện nay là 540ha, trong đó có 140ha mới trồng. Sản lượng bình quân mỗi năm 500 tấn chè búp tươi, dự kiến năm 2018 thu 550 tấn. Điều vô cùng lo ngại hiện nay là, rừng chè cổ thụ Suối Giàng bị mối tấn công dữ dội, đang làm suy kiệt và hủy hoại từng ngày từng giờ. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Văn Chấn, có tới 28% cây chè cổ thụ bị mối tấn công, nhiều cây đã chết và nhiều cây đang chết dần chết mòn.

Khoảng chục năm trở lại đây, mối tấn công chủ yếu vào những cây chè cổ thụ, những cây chè bị thương, cành khô, mục. Ông Vàng A Khua, một người dân ở Suối Giàng cho biết: Mối tàn phá mạnh nhất vào mùa mưa, có nhiều cây chỉ qua vài tuần mối đục rỗng ruột, chúng ăn thân cây chết tiếp đến cả phần thân tươi. Người dân ban ngày dùng cành cây gạt đường mối ăn lên thân cây, sáng ra lại thấy chúng đắp như hôm trước, chưa biết dùng thuốc gì diệt được…

Theo ông Khua, rừng chè cổ thụ trước đây mọc phân tán cùng với nhiều loài cây khác như vàu, nứa tuổi đời thấp hơn. Những loài cây này khi chết là nguồn thức ăn cho mối, nay rừng chè không còn các loài cây khác mọc xen lẫn thì mối tấn công vào cây chè. Những thiên địch của mối cũng đã bị tiêu diệt nên mối phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Ông Mai Mộng Tuân, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, xót xa cho hay: Rừng chè cổ thụ Suối Giàng là sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của tỉnh Yên Bái, với sự tàn phá của mối đang đe dọa tới sự sống còn của rừng chè cổ thụ. Chúng tôi đã mời chuyên gia của Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình lên khảo sát để đưa ra cách trị mối cứu rừng chè cổ thụ, các chuyên gia đã đưa ra một số phương án nhưng không thành công và lắc đầu vì quá phức tạp.

Theo một vị chuyên gia ở Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình thì, muốn giải quyết tình trạng này, sẽ cần một đề tài khoa học thực hiện đủ 6 bước trong thời gian 3 năm, với kinh phí dự kiến 2,5-3 tỷ đồng. Rõ ràng đây là một việc làm quá sức của một xã vùng cao còn nhiều gian khó. Trong khi đó, mối đang hằng ngày hằng giờ tàn phá, chẳng mấy năm nữa rừng chè cổ thụ sẽ bị xóa sổ.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.