Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Nhà sưu tầm Mỹ tặng bảo tàng gần 500 hiện vật văn hóa DTTS Việt Nam

Ngân Anh - 20:04, 17/05/2022

Tại lễ tiếp nhận, nhà sưu tầm Mark Rapoport đã trao tặng gần 500 hiện vật trong tổng số hơn 650 hiện vật mà ông sưu tầm được về văn hóa và dân tộc thiểu số Việt Nam cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Nhà sưu tầm Mark Rapoport trao tặng tượng trưng hiện vật trong tổng số gần 500 hiện vật mà ông sưu tầm được về văn hóa và dân tộc thiểu số Việt Nam cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Nhà sưu tầm Mark Rapoport trao tặng tượng trưng hiện vật trong tổng số gần 500 hiện vật mà ông sưu tầm được về văn hóa và dân tộc thiểu số Việt Nam cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ngày 17/5 tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tiếp nhận tài liệu hiện vật và giao lưu chủ đề “Bảo tàng – Nơi kết nối tình yêu di sản”.

Trong số gần 500 hiện vật nhà sưu tầm người Mỹ trao tặng có thể kể đến các bộ sưu tập: dụng cụ sử dụng trong nông nghiệp, nhà bếp, ăn trầu, trang sức trang điểm, trang phục và đồ dệt, nghệ thuật điêu khắc tượng... Số hiện vật được trao tặng không chỉ gây ấn tượng về giá trị văn hóa mà với ông Mark Rapoport đó còn là những kỷ niệm về những chuyến đi sưu tầm, về những lần ông bất ngờ với văn hóa Việt Nam.

Chiếc gùi 3 ngăn, một trong hai hiện vật đầu tiên ông Mark Rapoport sưu tầm được ở Việt Nam. Ảnh: Minh Thu/ Vietnam +
Chiếc gùi 3 ngăn, một trong hai hiện vật đầu tiên ông Mark Rapoport sưu tầm được ở Việt Nam. Ảnh: Minh Thu/ Vietnam +

Đó là chiếc gùi 3 ngăn – một trong hai hiện vật đầu tiên ông đã mua khi lần đầu đến Việt Nam năm 1969 từ những người phụ nữ dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam; bộ sưu tập bao đựng dao của người Nùng làm bằng gỗ với những dòng chữ, hình ảnh được khắc ở xung quanh và bên trong chiếc bao thể hiện tình yêu, sự lãng mạn của người dân tộc Nùng...

Độc đáo, lạ và kỳ công trong số hiện vật trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam lần này phải kể đến 20 bức tranh Đạo giáo về các vị nữ thần trong đời sống tâm linh của các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc (như Cô Chín, Bà Mụ…). Điều này đã khơi gợi sự quan tâm của ông Mark Rapoport, mở ra một niềm say mê sưu tầm và nghiên cứu về văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Những chiếc bao đựng dao của người dân tộc Nùng
Những chiếc bao đựng dao của người dân tộc Nùng

Nhà sưu tầm Mark Rapoport cho biết, ông đã sưu tầm được hơn 10.000 hiện vật, giờ là lúc để trao tặng số hiện vật này cũng như truyền tải những câu chuyện về hiện vật tới công chúng. Văn hóa Việt Nam vẫn chưa được biết tới và quảng bá rộng rãi ra bên ngoài đất nước Việt Nam một cách tương xứng. Thậm chí, ở những bảo tàng lớn nhất ở New York, chỉ có số ít hiện vật được trưng bày đến từ Việt Nam. Để khắc phục điều này, ông đã trao tặng những hiện vật liên quan tới văn hóa Việt Nam tới các bảo tàng ở Mỹ và các bảo tàng ở Việt Nam.

 Khách tham quan thích thú với những hiện vật nằm trong bộ sưu tập của Mark Rapoport
Khách tham quan thích thú với những hiện vật nằm trong bộ sưu tập của Mark Rapoport

Trong khuôn khổ lễ tiếp nhận hiện vật còn diễn ra chương trình giao lưu với ông Mark Rapoport, chủ nhân của những bộ sưu tập được trao tặng. Khán giả đã đặt câu hỏi và trực tiếp giao lưu với khách mời để hiểu thêm tình yêu của một người nước ngoài với văn hóa Việt Nam.

Một số hiện vật được trao tặng. (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam).
Một số hiện vật được trao tặng. (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam).
Ông Mark Rapoport bên bộ sưu tập hiện vật trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)
Ông Mark Rapoport bên bộ sưu tập hiện vật trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Nhà sưu tầm Mark Rapoport đến Việt Nam lần đầu năm 1969, khi còn là sinh viên y khoa. Ông được Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cử đi làm tình nguyện viên y tế, hầu hết làm việc tại bệnh viện thành phố Đà Nẵng và ở các làng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi. Từ nơi đây, ông đã sưu tầm những hiện vật văn hoá của Việt Nam.

Sau đó, ông trở về Mĩ làm việc tại thành phố New York trong 25 năm tại các trường y tế, bệnh viện và chính phủ. Năm 2001, ông đến sống ở Hà Nội để thực hiện một nghiên cứu lớn về ảnh hưởng của chất độc da cam đối với tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Trong thời gian ở Việt Nam, ông đã sưu tầm được một bộ sưu tập lớn về nghệ thuật và văn hóa Việt Nam, bắt đầu từ đồ vật của các dân tộc thiểu số, nhưng sau đó là các đồ vật của người Kinh và tổ tiên của họ. Vợ ông, Jane C. Hughes, đồng hành cùng ông trong hành trình văn hóa này.

Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.