Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Nhất thể hóa chức danh bí thư và trưởng thôn ở Thanh Hóa: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính quyền cơ sở (Bài 1)

Quỳnh Trâm - 06:39, 17/11/2022

Sau gần 5 năm triển khai, mô hình nhất thể hóa bí thư kiêm trưởng thôn ở Thanh Hóa đã góp phần giảm đầu mối, gọn nhẹ bộ máy, mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình đã được thực hiện sâu rộng tại các địa phương, góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản không những làm tốt công tác vận động, mà khuyến khích người dânphát triển kinh tế
Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản là những người gần dân, nắm bắt thực tế và tâm tư nguyện vọng của Nhân dân

Việc thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh bí thư kiêm trưởng thôn đã và đang nhận được sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa như: Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Lang Chánh... Qua đó, không chỉ góp phần tinh gọn bộ máy mà còn nâng cao trách nhiệm, hiệu quả điều hành công việc của người đứng đầu các thôn, bản, khu phố.

Chủ trương thông suốt

Bá Thước là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm Tp.Thanh Hóa khoảng 120 km về phía Tây Bắc, gồm 21 xã, thị trấn. Thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản theo Nghị định của Chính phủ, huyện đã nhanh chóng triển khai thực hiện chủ trương. Theo đó, có những xã như Điền Hạ, giữa năm 2020, 100% thôn đã thực hiện xong chủ trương nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn.

Theo đó, với 9 thôn, 14 chi bộ đảng, 256 đảng viên, xã Điền Hạ đã thực hiện xong chủ trương nhất thể hóa chức danh trong chi bộ đảng với 205 thôn, phố đạt 100%. Theo đó, những bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn đã phát huy được sự năng động, sáng tạo cũng như vai trò lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn dân cư.

Ông Bùi Minh Hiền - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Bá Thước cho biết: Để đạt được kết quả trên, trong quá trình thực hiện,Huyện đã thành lập các tổ công tác, phân công thành viên phụ trách từng địa bàn để nắm tình hình, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tháo gỡ những khó khăn từ cơ sở. Trưởng ban Công tác Mặt trận các thôn phố tổ chức hiệp thương, lựa chọn thống nhất nhân sự giới thiệu để Nhân dân bầu trưởng thôn trước; sau đó tiến hành đại hội chi bộ và giới thiệu đồng chí vừa trúng cử trưởng thôn để bầu bí thư chi bộ...

Việc nhất thể hóa chức danh bí thư kiêm trưởng thôn, khu phố giúp cho công tác tổ chức đại hội Đảng bộ, chi bộ cơ sở thành công tốt đẹp và nhất là trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa qua, đạt tỷ lệ 100% cử tri đi bầu cử, tỷ lệ đại biểu trúng cử với số phiếu tín nhiệm rất cao.

Huyện Lang Chánh tiến hành nhất thể hóa được 38/78 thôn bản, đạt tỉ lệ gần 50%
Huyện Lang Chánh tiến hành nhất thể hóa được 38/78 thôn bản, đạt tỉ lệ gần 50%

Nâng cao năng lực lãnh đạo

Tại huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), thời gian qua, huyện cũng đã nỗ lực thực hiện nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ - trưởng thôn, bản. Tính đến nay, huyện đã tiến hành nhất thể hóa được 38/78 thôn bản, đạt tỷ lệ gần 50%. 

Việc nhất thể hóa đem lại nhiều lợi ích thấy rõ, khi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện được triển khai nhanh chóng đến từng thôn bản. Việc thực hiện nghị quyết của các chi bộ cũng đạt được sự thống nhất cao hơn so với trước đây.

Tuy nhiên, việc nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn cũng còn nhiều khó khăn, bất cập: Khối lượng công việc nhiều, đòi hỏi phải lựa chọn những nhân tố thực sự có năng lực, có uy tín và tinh thần trách nhiệm cao. Trong khi đó, mức thu nhập dành cho bí thư chi bộ kiêm trưởng bản còn hạn chế, ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của một số người. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, điều hành, thông tin báo cáo còn hạn chế, nhất là trưởng bản, khu phố lớn tuổi.

Tuy vậy, có không ít những bí thư kiêm trưởng thôn đã cống hiến hết mình, cáng đáng 2 vai trò xuất sắc, nhận được sự tín nhiệm, yêu mến của Nhân dân. 

Ông Lê Hồng Chuyên - Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Lang Chánh cho biết, trong kế hoạch Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025, huyện đã xác định tiếp tục thực hiện việc nhất thể hóa. Đối với những đơn vị còn gặp khó khăn, sẽ tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ để trong năm 2022 phấn đấu nhất thể hóa được trên 80%.


Tin cùng chuyên mục
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với hơn 70% là người đồng bào DTTS. Từ một huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Nam, nhưng nay Đông Giang đã thay da, đổi thịt, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Kết quả này có được từ sự quyết tâm của địa phương, đồng lòng của Nhân dân trong việc triển khai các phong trào thi đua, các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nổi bật là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM).