Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Nhiều chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi cần được sửa đổi, bổ sung

PV - 14:22, 19/11/2018

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Luật Giáo dục (sửa đổi) đã được Quốc hội thảo luận. Theo đó, có rất nhiều ý kiến đại biểu kiến nghị các vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại biểu.

Đại biểu Ka H’Hoa (Đăk Nông): Xác định chỉ tiêu cử tuyển là rất quan trọng.

Baodantoc_k_h'hoa

Chính sách cử tuyển là một chính sách lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước dành cho các DTTS nhằm tạo nguồn nhân lực cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào DTTS.

Tuy nhiên, chỉ xác định qua cử tuyển để tạo nguồn nhân lực cho cơ quan nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK là chưa đủ. Thông qua cử tuyển, tăng cường thời gian học dự bị đại học, từ đó nâng cao chất lượng học sinh cử tuyển khi ra trường có cơ hội việc làm cho người cử tuyển sẽ lớn hơn, bên cạnh đó góp phần nâng cao nguồn lực và nâng cao dân trí cho khu vực này.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhu cầu cử tuyển của các địa phương giảm dần theo từng năm. Số lượng cử tuyển khá khiêm tốn, nguyên nhân do đâu? Thiết nghĩ nguyên nhân một phần cũng do sinh viên cử tuyển ra trường không tìm được việc làm. Việc tuyển dụng công chức, viên chức cũng chỉ là một nguồn giải quyết việc làm cho người đi học theo chế độ cử tuyển. Do đó, cần xác định chỉ tiêu cử tuyển, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển là rất quan trọng.

Đại biểu Giàng A Chu (Yên Bái): Cần sửa đổi chính sách đối với học sinh bán trú.

baodantoc_giang_a_chu

Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, dự thảo Luật và các chính sách hỗ trợ cho người học, đó là chính sách cứu cánh cho giáo dục vùng DTTS miền núi. Có thể nói, đây là một chính sách rất chiến lược, chính sách của quốc gia để phát triển vùng kinh tế chậm phát triển.

Nếu dự thảo luật về việc thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú chỉ có thể thành lập ở xã ĐBKK là không đúng. Đề nghị, việc thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có bán trú không phụ thuộc vào 3 khu vực theo trình độ phát triển. Bởi vì, nếu xã, thôn bản ĐBKK mà ra khỏi Chương trình 135, thì cự ly của các cháu không thay đổi, việc các cháu từ thôn, từ bản đến các điểm trường đó không hề thay đổi. Nếu ra khỏi 135, hết chính sách hỗ trợ bán trú là không đúng.

Một số xã ở vùng sâu, vùng xa khi hết Chương trình 135, cơ sở vật chất đã được đầu tư rất khang trang thì hiện nay lại lãng phí; đồng thời các cháu phải đi ăn nhờ, ở đậu tất cả các nơi. Việc đó cần phải sửa lại.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi): Có chính sách thu hút, ưu đãi nhà giáo công tác tại vùng khó khăn.

baodantoc_dinh_thi_huong

Về trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, đề nghị không chỉ tạo nguồn cán bộ mà các hệ thống trường này góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng này. Tuy nhiên hiện tại, mục tiêu phát triển giáo dục, phát triển toàn diện cơ cấu nguồn nhân lực ở vùng này tôi thấy mô hình chưa rõ. Riêng trường bán trú, đề nghị mục tiêu là để tạo cơ sở lưu trú cho học sinh không thể đi về trong ngày; còn trường nội trú cần phải tăng cường hơn để tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Tôi đề nghị làm rõ hơn các mô hình trường tại vùng DTTS.

Về chính sách đối với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, tôi đồng tình với quy định nhà nước, có chính sách khuyến khích ưu đãi nhà giáo đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Đề nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút và chính sách phát triển, ổn định đội ngũ. Vì hiện tại, quy định cũng chưa thực sự hoàn thiện...

HƯƠNG TRÀ

Tin cùng chuyên mục