Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nhiều dấu hiệu bất thường trong kỳ thi tuyển giáo viên

PV - 08:34, 19/04/2018

Những ngày qua, dư luận tỉnh Quảng Ngãi xôn xao trước kết quả phúc khảo kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017-2018 của tỉnh. Bởi lẽ, một số thí sinh sau khi phúc khảo có số điểm tăng vọt so với kết quả chấm lần đầu. Vì thế, một số thí sinh nằm trong tốp điểm cao (nhóm đậu) thành thấp điểm (nhóm rớt) và ngược lại...

Tăng 14 điểm sau phúc khảo

Ngày 15/9/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký công văn số 5685/UBND-NC về việc tổ chức thi tuyển giáo viên cho các cơ sở giáo dục công lập năm học 2017-2018. Theo đó, ngày 24/11/2017, kỳ thi chính thức diễn ra, với 1.658 thí sinh tham dự. Tuy nhiên, sau khi có kết quả, nhiều thí sinh đã phúc khảo. Điều ngạc nhiên là, kết quả phúc khảo lại khác xa kết quả lần đầu.

Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển giáo viên của tỉnh Quảng Ngãi năm 2017. Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển giáo viên của tỉnh Quảng Ngãi năm 2017.

 

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Sơn, năm học 2017 – 2018, huyện tuyển 197 viên chức (bậc mầm non tuyển 68, tiểu học 113 và THCS 16). Trong khi đó, tại cuộc thi tuyển có hơn 600 thí sinh tham gia.

Sau khi công bố điểm thi có 86 thí sinh xin phúc khảo. Kết quả phúc khảo, 74 thí sinh có điểm số thay đổi, trong đó có 3 thí sinh bị giảm điểm và 71 thí sinh tăng điểm; có 14 thí sinh phúc khảo hai môn đều tăng cả hai; 10 thí sinh bị điểm liệt, sau khi phúc khảo thì hết liệt; 7 thí sinh tăng từ 10 điểm trở lên; 18 thí sinh tăng từ 5 - 9 điểm, còn lại tăng từ 2 - 4 điểm. Thí sinh có tổng điểm phúc khảo cả 2 môn tăng cao nhất là 14 điểm. Điều đáng nói là, có 13 thí sinh lúc công bố điểm lần đầu rơi vào nhóm không trúng tuyển, nhưng sau khi phúc khảo lại nằm trong nhóm trúng tuyển!.

Đơn cử như thi tuyển giáo viên bộ môn Tin học, có 62 thí sinh dự thi để tuyển 32 viên chức. Kết quả công bố lần đầu, chỉ có 26 thí sinh trúng tuyển. Thế nhưng, sau khi phúc khảo thì 11/11 thí sinh đều tăng điểm. Trong đó, 5 thí sinh bị điểm liệt, thì tăng lên hết liệt và cả 5 thí sinh này đều đủ điều kiện trúng tuyển sau khi phúc khảo.

Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên, ông Hồ Tấn Sỹ, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bình Sơn lại cho rằng, điều này là hết sức bình thường?! Ông Sỹ thông tin: “Số điểm mà các thí sinh được tăng không vượt quá quy định. Việc biến động điểm sau phúc khảo là bình thường.? Vì chấm theo thang điểm 100 nên việc chênh lệch điểm giữa giáo viên chấm trước và người chấm phúc khảo là có thể xảy ra. Hơn nữa theo Thông tư 16/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ (về ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức), lấy tất cả điểm được phúc khảo nên sau khi cộng lại các môn, số điểm sẽ có thay đổi so với ban đầu”,

Tại Hội đồng thi tuyển của huyện Nghĩa Hành, Đức Phổ, Trà Bồng... cũng có nhiều biến động sau khi có kết quả phúc khảo. Như huyện Đức Phổ, trong số 36 thí sinh phúc khảo thì có 7 thí sinh có kết quả điểm thay đổi. Trong đó, có 3 trường hợp từ điểm liệt tăng lên hết liệt và nằm trong nhóm điểm cao, đẩy người thuộc nhóm điểm cao xuống nhóm thấp.

Một cô giáo tham gia kỳ thi tuyển viên chức đang công tác tại một trường ở huyện Bình Sơn bày tỏ: Khi mới có kết quả thi, tôi nằm trong tốp đậu, chưa kịp mừng thì kết quả phúc khảo đẩy tôi xuống nhóm thấp điểm nên tôi rất buồn. Thi tuyển viên chức là một cơ hội để những giáo viên gắn bó lâu dài với ngành giáo dục nên chúng tôi muốn mọi chuyện phải công bằng.

Giỏi bất ngờ

Bên cạnh kết quả phúc khảo, dư luận cũng đặt ra nhiều nghi vấn về điểm môn chuyên ngành của một số thí sinh đạt rất cao, gần như tuyệt đối. Chính bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn cũng bày tỏ sự nghi ngờ: “Tôi cũng thấy nghi ngờ về một số bài thi chuyên ngành đạt từ 97-99 điểm. Vì để đạt được số điểm này, thí sinh phải rất giỏi, trả lời đúng từng câu, từng chữ, thậm chí từng dấu chấm, dấu phẩy cũng phải trùng với đáp án. Điều này rất khó xảy ra. Theo tôi nên tổ chức chấm lại tất cả những bài thi, đặc biệt xem xét các bài có điểm cao như thế để có câu trả lời dư luận”.

Còn ông Đoàn Dụng, Giám đốc sở Nội vụ Quảng Ngãi cho biết: Đây là kỳ thi đã được phân cấp về cho 14 huyện, thành phố. Trước những dư luận về sự bất thường trong kết quả của kỳ thi tuyển dụng giáo viên ở một số huyện, Sở Nội vụ đã có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định chấm thi lại ở các địa phương có dư luận. Sở Nội vụ đã thành lập các đoàn thanh tra để chấm lại ngẫu nhiên những bài phúc khảo tăng điểm và những bài chấm điểm quá cao. Trước mắt, Sở tiến hành thanh tra tại huyện Bình Sơn, sau đó đến các huyện Đức Phổ, Trà Bồng...

Hiện nay, kết quả thi ở một số địa phương đang được Sở Nội vụ tiến hành thanh tra và chưa có kết quả chấm lại. Nhưng cho dù kết quả như thế nào thì cũng phải nói rằng, kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục do một số địa phương ở Quảng Ngãi tổ chức trong năm 2017 có nhiều “hạt sạn”, cần phải khắc phục.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.