Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những Bí thư đoàn tiêu biểu

PV - 09:48, 16/04/2018

Họ là chính là những thanh niên DTTS xuất sắc trong công tác đoàn, được nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng nhân dịp kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 2017. Đặc biệt, những cán bộ Đoàn này đang là tấm gương cho thanh niên miền núi học tập noi theo…

Nguyễn Thị Minh Tuyết, dân tộc Mường, Bí thư Đoàn phường Tân Hòa, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình:baodantoc_minh_tuyet

 

Với kinh nghiệm 8 năm làm công tác đoàn (2011-2018), Bí thư Nguyễn Thị Minh Tuyết đã tập hợp được nhiều đoàn viên, thanh niên tham các phong trào Đền ơn đáp nghĩa. Đồng thời, tại Đoàn phường của mình, Minh Tuyết đã triển khai xây dựng 2 mô hình “Thanh niên tình nguyện xây dựng văn minh đô thị” và “Câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế giỏi”. Từ các mô hình này các chi đoàn đã tổ chức thu gom trên 20 tấn rác thải, bóc dỡ biển quảng cáo rao vặt với chiều dài 12km, tuyên truyền, vận động nhân dân đổ rác đúng nơi quy định...

Kết hợp với các buổi dọn vệ sinh, Minh Tuyết còn khuyến khích đoàn viên gom phế liệu gây quỹ tại các chi đoàn, thu hút hàng trăm đoàn viên tham gia. Riêng mô hình “Câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế giỏi” triển khai tại phường Tân Hòa đã thu hút hàng trăm đoàn viên, thanh niên lập thân, lập nghiệp tham gia trên các lĩnh vực chăn nuôi, trang trại, kinh doanh...

Với những đóng góp đó, Nguyễn Thị Minh Tuyết đã nhiều lần được Trung ương Đoàn và Tỉnh đoàn Hòa Bình tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên.

Thầy giáo Nguyễn Văn Thắng, dân tộc Tày, Bí thư Đoàn Trường THPT TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng:baodantoc_nguyen_van_thang

 

Trong 4 năm gánh vác trọng trách là Bí thư đoàn, Nguyễn Văn Thắng đã xây dựng, triển khai nhiều phong trào cho đoàn viên, học sinh trong trường. Tiêu biểu là tổ chức Hội thi “Tuổi 18 khởi nghiệp” nhằm thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện cho các em học sinh. Với cách xây dựng nội dung ý tưởng khởi nghiệp sát hợp với cuộc sống thực tế, cách trình bày, thể hiện dễ hiểu, thuyết phục người nghe, Đội thi của Trường THPT TP. Cao Bằng đã giành giải Nhất cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, Bí thư Đoàn Nguyễn Văn Thắng còn kêu gọi đoàn viên, học sinh trong trường góp quỹ được 22 triệu đồng ủng hộ xây dựng công trình thanh niên cấp Thành phố; hỗ trợ, giúp đỡ về tiền mặt đối với các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; làm vệ sinh khu Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ dịp 27/7; xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”…

Không chỉ là người “đầu tàu” trong các phong trào đoàn của trường, thầy giáo Nguyễn Văn Thắng còn tập trung nghiên cứu và viết các sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy như: “Một số giải pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải phương trình vô tỷ”. Sáng kiến đã đạt giải cao cấp Tỉnh giúp các em học sinh học tâp hiệu quả hơn.

Ma Thị Diệp, dân tộc Tày, Bí thư Đoàn xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quangbaodantoc_ma_thi_diep

 

Là Bí thư Đoàn của một xã nghèo, Ma Thị Diệp đã lựa chọn cách làm là huy động lực lượng thanh niên trong xã tham gia giúp đỡ những thanh niên nghèo làm nhà; giúp gặt lúa cho các gia đình chính sách; phát cỏ cây keo; xây dựng, sửa chữa các công trình cộng đồng như sân bóng, đường sá trong thôn; trồng 500 cây lát cho các hộ gia đình tái định cư…

Trong năm 2017, dưới sự dẫn dắt của Bí thư Ma Thị Diệp, Đoàn xã Hùng Lợi đã có nhiều hoạt động phối hợp với các tổ chức tình nguyện giúp đỡ được 4 hộ thanh niên thoát nghèo, tặng bò giống, dê giống và phát thuốc miễn phí cho cho hơn 200 hộ nghèo; huy động người dân duy trì các câu lạc bộ văn hóa-văn nghệ để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bằng những đóng góp đó, Bí thư Đoàn Ma Thị Diệp được nhận Giấy khen của UBND huyện Yên Sơn vì có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào đoàn nhiệm kỳ 2012-2017.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.