Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những bữa cơm thấm đẫm nghĩa tình ở xã vùng cao Quảng Hòa

PV - 14:11, 20/05/2019

Chứng kiến cảnh học sinh bữa trưa chỉ có cơm trắng với muối ớt rừng, các thầy cô giáo xã vùng cao Quảng Hòa, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông lên mạng xã hội kêu gọi xin hàng nghìn suất cơm cho học trò. Việc làm đó đang góp phần vào việc tiếp sức học trò nghèo gắn bó với trường, với lớp.

 Các em học sinh tự đi lấy nước để sinh hoạt và nấu ăn. Các em học sinh tự đi lấy nước để sinh hoạt và nấu ăn.

Xã Quảng Hòa, huyện Đăk G’long là một trong những địa phương nghèo nhất tỉnh Đăk Nông chủ yếu đồng bào DTTS sinh sống. Dân cư sống rải rác, nhiều cụm dân cư nằm sâu trong những cánh rừng khiến việc học hành của trẻ em nơi đây càng khó khăn. Các em đi học rất xa nên phải ở lại trong những căn nhà dựng tạm, tự kiếm đồ ăn, tự nấu ăn nên bữa cơm của các em rất thiếu thốn chỉ có muối ớt, rau rừng và mì tôm.

Để hỗ trợ học sinh ở xa có điều kiện học tập, Ban Giám hiệu Trường THCS Quảng Hòa và Trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho 100 học sinh có chỗ ở nội trú, nhà trọ. Đồng thời, các thầy cô cũng huy động bạn bè, kêu gọi mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đóng góp nấu ăn bữa trưa miễn phí cho các em.

Do hoàn cảnh khó khăn, nhà ở cách trường hơn 20km nên hằng tuần, em Triệu Thị Phương, học sinh lớp 9A, Trường THCS Quảng Hòa mang vài cân gạo và ít cá khô đến trường ăn cả tuần. Nhưng đến ngày cuối tuần là hết gạo, hết đồ ăn. Vì vậy, ngoài đồ ăn bố mẹ cho, em thường tự cải thiện bằng việc đi hái rau rừng về nấu, ăn cùng muối. Từ năm học trước, mỗi tuần các em đã được ăn bữa trưa miễn phí vào thứ Hai hoặc thứ Sáu với đầy đủ thịt cá, canh rau… từ bếp ăn tình thương của trường. “Từ khi có suất cơm miễn phí từ bếp ăn tình thương bọn em mới biết đến bữa cơm thịt, cá’’.

Năm học 2018-2019, Trường THCS Quảng Hòa và Tiểu học Bế Văn Đàn có gần 1.000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 đang theo học, chủ yếu dân tộc Mông. Hầu hết các em có hoàn cảnh khó khăn, nhà đông con, bố mẹ đi làm rẫy nên sớm phải tự lập từ nhỏ.

Gắn bó với Trường THCS Quảng Hòa đã nhiều năm, Thầy giáo Nguyễn Quang Trung chứng kiến học sinh của mình tự lập, tự túc nấu ăn bằng bếp củi với thức ăn chỉ có muối và cá khô mà bố mẹ chuẩn bị cho ăn trong 1 tuần.

“Nhưng vì còn nhỏ, đang tuổi ăn, tuổi lớn nên các em chưa biết chia khẩu phần, thường thiếu ăn khi chưa hết tuần. Trong điều kiện của trường chỉ có thể hỗ trợ các em chỗ ở, còn bữa ăn các em tự lo. Nhìn bữa cơm của các em ăn nhiều khi rớt nước mắt. Có hôm tôi vào tận bếp xem thấy nồi cơm còn nguyên vì không có thức ăn, hết muối không em nào ăn được, tội lắm”.

Chứng kiến cảnh khó khăn vất vả của học sinh, các thầy cô trong trường đã thông qua mạng xã hội, các trang Facebook cá nhân mình bằng những hình ảnh chân thực, bài viết tình cảm, tâm huyết về cuộc sống của học sinh, thu hút sự quan tâm chia sẻ hỗ trợ của các mạnh thường quân quan tâm.

Thầy Trung kể: Chúng tôi chủ động vận động trực tiếp các mạnh thường quân ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và một số cửa hàng thực phẩm trên địa bàn. Từ sự hỗ trợ ban đầu, các thầy cô đã góp sức hình thành bếp ăn tình thương cho các em.

Chính tình thương của thầy cô và thực tế tình trạng của học sinh đã tạo hiệu ứng tốt. Nhiều mạnh thường quân đã ủng hộ, giúp đỡ kinh tế cho bếp ăn hoạt động. Hằng tuần, bếp ăn sẽ nấu 1 bữa cơm vào trưa thứ Hai hoặc trưa thứ Sáu cho khoảng 130 học sinh nghèo.

Được biết, trong năm học 2017-2018, bếp ăn đã tổ chức nấu được 16 đợt với khoảng 1.600 suất cơm cho học sinh của 2 trường ăn bữa trưa miễn phí. Riêng trong dịp hè 2018, mỗi tuần bếp ăn tổ chức nấu 2 bữa cơm trưa, mỗi bữa 130 suất cơm cho người nghèo, thanh thiếu nhi trên địa bàn xã Quảng Hòa.

Trong điều kiện của trường chỉ có thể hỗ trợ các em chỗ ở, còn bữa ăn các em tự lo. Nhìn bữa cơm của các em ăn nhiều khi rớt nước mắt. Chứng kiến cảnh khó khăn vất vả của học sinh, các thầy cô trong trường đã thông qua mạng xã hội, các trang Facebook cá nhân mình bằng những hình ảnh chân thực, bài viết tình cảm, tâm huyết về cuộc sống của học sinh, thu hút sự quan tâm chia sẻ hỗ trợ của các mạnh thường quân quan tâm”.  (Thầy giáo Nguyễn Quang Trung, giáo viên Trường THCS Quảng Hòa)

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.