Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những lưu ý mới quan trọng về tuyển sinh 2023 của các trường Quân đội

T.Hợp - 16:05, 06/02/2023

Ban tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng vừa thông tin dự kiến về tuyển sinh năm 2023 với các trường quân đội.

Thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng 1 vào một trường quân đội. Ảnh minh hoạ
Thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng 1 vào một trường quân đội. Ảnh minh hoạ

Về cơ bản các trường quân đội tuyển sinh năm 2023 vẫn giữ ổn định như năm 2022. Các học viện, trường trong Quân đội chỉ xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với những thí sinh:

Đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng; tham dự Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng; các bài thi, môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường trong Quân đội mà thí sinh đăng ký.

Theo quy định, thí sinh muốn xét tuyển vào các trường quân đội phải qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng. Thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng (nguyện vọng 1, nguyện vọng cao nhất) vào một trường quân đội.

Việc này cần xác định ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển. Trường hợp trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành. Các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài quân đội theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc nhóm trường thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (nguyện vọng 1) theo đúng tổ hợp xét tuyển của trường.

Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào các học viện, trường trong quân đội, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài quân đội theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đối với các trường Quân đội, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2023.  Những thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển, được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo nhóm trường như sau:

Nhóm 1: Gồm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không - Không quân (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.

Nhóm 2: Gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Phòng không - Không quân (hệ Kỹ sư hàng không).

Thời gian, phương pháp điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng ban hành năm 2023.

Về điểm chuẩn, thực hiện một điểm chuẩn chung với đối tượng thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài Quân đội.

Xác định điểm chuẩn riêng: theo đối tượng Nam - Nữ (nếu trường có tuyển thí sinh nữ); theo thí sinh có nơi thường trú đã được đăng ký đúng quy định ở khu vực phía Bắc (tính từ Quảng Bình trở ra) và ở khu vực phía Nam (tính từ Quảng Trị trở vào) hoặc theo từng Quân khu.

Thí sinh là quân nhân tại ngũ được xác định điểm tuyển theo nơi đăng ký thường trú.

Đối với các học viện, trường có xét tuyển đồng thời Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (tổ hợp A00) và Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, tiếng Anh (tổ hợp A01): Thực hiện một điểm chuẩn chung cho tổ hợp A00 và tổ hợp A01.

Thí sinh được tính điểm chuẩn theo nơi đăng ký thường trú phía Nam phải có đủ các điều kiện sau:

Đăng ký thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào.

Thời gian đăng ký thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào (tính đến tháng 9 năm dự tuyển) phải đủ 3 năm liên tục trở lên.

Phải học tập năm lớp 12 và dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh phía Nam./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.