Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những người “đưa đò” cho học trò Đan Lai

PV - 11:24, 30/05/2018

Thấu hiểu những khó khăn của học sinh vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số xa xôi khó khăn, nhiều giáo viên đã không quản ngại cắm bản để gieo chữ cho các em. Với mong muốn có con chữ, lớn lên cuộc sống của các em sẽ đổi thay.

Để vào được điểm trường Khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông gieo chữ cho học trò người Đan Lai, các giáo viên đã phải vượt hàng chục km đường rừng núi. Mặc dù đường xa cách trở nhưng với lòng nhiệt huyết hy sinh cho con trẻ, các giáo viên đã không ngại khó khăn cắm bản để gieo chữ cho các em.

Muốn vào điểm trường Khe Nóng, thầy cô giáo phải vượt qua nhiều con suối nguy hiểm. Muốn vào điểm trường Khe Nóng, thầy cô giáo phải vượt qua nhiều con suối nguy hiểm.

 

Cô Lương Thị Nội, giáo viên đã có thâm niên 20 năm cắm bản gieo chữ cho học trò vùng biên chia sẻ: Điểm trường Khe Nóng còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Học sinh là người dân tộc Đan Lai nên còn hạn chế nhiều mặt. Ngoài việc dạy kiến thức cho các em, giáo viên còn phải đóng vai trò làm mẹ, làm cha, lo nấu ăn, lo sách vở cho các em mỗi khi đến lớp… Theo cô Nội thì khi đã được phân công giảng dạy cho các cháu, phải hiểu được văn hóa, phong tục tập quán của họ mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao...

Được biết, nhà cô Nội cách điểm trường Khe Nóng hàng chục km, vì vậy cuối tuần cô mới có điều kiện về thăm gia đình. Thời điểm mưa lũ, nước dâng không qua suối được phải ở lại sống cùng dân bản ăn củ rừng thay cơm qua ngày để dạy chữ cho các cháu.

Còn đối với cô Lê Thanh Thủy, thì ngày mới ra trường được phân công về điểm trường Khe Nóng không ít lần cô nản chí, nhiều tuần mưa lũ không về nhà được đêm nằm nghe tiếng rừng và âm thanh dòng nước lũ mà nước mắt cứ trào ra. Thế nhưng theo thời gian cũng quen dần, ánh mắt thơ ngây của các em nhỏ người Đan Lai nơi vùng “thâm cốc” này đã níu cô ở lại.

Được biết, ở điểm trường này, cô Thủy phụ trách 1 lớp ghép với lớp 3 và 5. Trong khi đó lớp 3 chỉ có một học trò. Phòng học được bố trí 2 bảng đen và cô giáo phải luân phiên chạy qua lại rất vất vả.

Anh La Văn Linh phụ huynh cháu La Văn Lĩnh chia sẻ: Phụ huynh chúng tôi biết ơn các cô nhiều, nếu không nhiệt tình, tâm huyết yêu nghề, các giáo viên sẽ không vào đây để dạy chữ cho các cháu. Thấy giáo viên khó khăn chúng tôi cũng thương lắm, nhưng do cuộc sống bà con còn khó khăn nên không giúp gì nhiều được, có chăng chia sẻ với các cô củ khoai hay bó rau, con cá ở suối mà thôi.

Một lớp học ghép ở điểm trường Khe Nóng do cô Thủy phụ trách. Một lớp học ghép ở điểm trường Khe Nóng do cô Thủy phụ trách.

 

Ông Nguyễn Ngọc Luyến, Chủ tịch UBND xã Châu Khê cho biết: Khe Nóng là một cụm dân cư thuộc bản Châu Sơn, xã Châu Khê. Cụm dân cư này tách biệt với bản chính cách đó 20km đại bộ phận cư dân Khe Nóng là người Đan Lai, 100% người dân đều là hộ nghèo. Dù đã có 40 hộ dân, chưa thành lập bản nhưng từ hơn 20 năm nay, Khe Nóng đã tồn tại một điểm lẻ trực thuộc trường Tiểu học Châu Khê 2. Hàng năm, một đội ngũ giáo viên vẫn được cắt cử đến giảng dạy cho học trò nơi đây. Năm học 2017 - 2018, điểm trường Khe Nóng có 22 học sinh từ lớp 1 đến 5 do 3 cô giáo phụ trách.

Trưởng phòng giáo dục huyện Con Cuông, thầy giáo Lê Thanh An cho biết: “Điểm trường Khe Nóng là một trong những điểm trường khó khăn nhất của huyện. Trong những năm qua các thầy cô ở đây vẫn luôn bám trường để “nuôi chữ” cho các em. Khó khăn chồng chất nhưng với tình yêu, trách nhiệm của nghề nghiệp, các thầy cô ở đây luôn hoàn thành nhiệm vụ”.

Cũng theo thầy An thì dù khó khăn vất vả và còn nhiều thiệt thòi, nhưng hầu hết các thầy cô đang ngày ngày thầm lặng làm người đưa đò chở chữ đến với học sinh Đan Lai ở điểm trường Khe Nóng bằng tình thương yêu, trách nhiệm nghề nghiệp và vì tương lai của các em với một niềm tin con chữ sẽ lan tỏa khắp các bản làng để cuộc sống tương lai các em sau này vơi bớt những khó khăn vất vả.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Nhiều khó khăn trong năm học mới cần có giải pháp khắc phục

Hà Giang: Nhiều khó khăn trong năm học mới cần có giải pháp khắc phục

Mới đây, tại phiên họp thứ II, Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục Hà Giang giai đoạn 2023-2030 đã nêu lên nhiều vấn đề còn tồn tại, thách thức đối với giáo dục Hà GIang, trong đó, là tình trạng thiếu trên 2.000 giáo viên trước thềm năm học mới cần có giải pháp khắc phục.