Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những trường đại học dự kiến tăng học phí năm học 2023 - 2024

T.Hợp - 18:44, 10/05/2023

Hiện nay nhiều trường đại học đã công bố đề án tuyển sinh năm 2023 - 2024. Trong đó, mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học thông báo sẽ tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Sau hai năm giữ mức học phí ổn định, năm 2023, nhiều trường đại học đồng loạt tăng học phí. Ảnh minh họa
Sau hai năm giữ mức học phí ổn định, năm 2023, nhiều trường đại học đồng loạt tăng học phí. Ảnh minh họa

Theo thông báo xét tuyển công bố ngày 9/5, Đại học Ngoại thương dự kiến tăng học phí năm học 2023 - 2024 với chương trình đại trà là 25 triệu đồng/năm học, chương trình chất lượng cao, định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế là 45 triệu đồng/năm. So với năm học 2022 - 2023, mức học phí mới này dự kiến tăng 5 triệu đồng/năm.

Học phí với chương trình tiên tiến dự kiến là 70 triệu đồng/năm, tăng 10 triệu; còn chương trình Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số, Truyền thông Marketing tích hợp vẫn giữ mức 60 triệu đồng.

Theo đề án tuyển sinh năm học 2023 - 2024 của Trường ĐH Thương mại, học phí chương trình đào tạo chuẩn từ 2.300.000 - 2.500.000 triệu đồng/tháng.

Mức học phí này tùy theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo. Học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp từ 3.525.000 - 4.000.000 đồng/tháng theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo. Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp 2.500.000 đồng/tháng. Đề án tuyển sinh cũng nêu rõ, mức thu học phí từng năm tăng tối đa 12,5% so với năm trước liền kề theo Nghị định 81/NĐ-CP.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Học phí đại học chính quy chương trình tiêu chuẩn năm học 2023 - 2024, theo ngành/chương trình học năm 2023 khoảng từ 16 triệu đồng đến 22 triệu đồng/ năm học.

Lộ trình tăng học phí tối đa 10% cho từng năm và thực hiện theo Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ. Như vậy có thể thấy, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ có mức tăng học phí tối đa 10% so với năm ngoái.

Trong đề án tuyển sinh đại học năm nay, Học viện Tài chính dự kiến mức học phí 22 - 24 triệu đồng/năm với các ngành đào tạo chương trình chuẩn (tăng 10 - 20% so với hiện tại). Học phí với chương trình chất lượng cao tăng nhẹ lên 48 - 50 triệu.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng mức thu hệ đại trà từ hơn 440.000 đồng lên thành hơn 500.000 đồng/tín chỉ với khóa tuyển mới sắp tới. Với hệ chất lượng cao, mỗi sinh viên phải nộp gần 1,5 triệu đồng mỗi tín chỉ, so với mức cũ 1,3 triệu.

Đối với sinh viên nhập học hệ đại học chính quy của Trường Đại học FPT năm 2023, mức học phí chính khóa là 28,7 triệu đồng/học kỳ. Trong khi đó, năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021, sinh viên phải đóng 25,3 triệu đồng/học kỳ, năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023, học phí là 27,3 triệu đồng/học kỳ.

(Tổng hợp) Những trường đại học dự kiến tăng học phí năm học 2023-2024 1

Theo thông báo của Trường ĐH Giao thông vận tải, lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm như sau: Thực hiện theo Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ cho phép năm 2022 - 2023 học phí đối với các trường ĐH tăng khoảng 23% so với năm 2021 - 2022. Mỗi năm tiếp theo, dự kiến học phí sẽ tăng 10% theo quy định của Nghị định 81/NĐ-CP.

Khi nhà trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tự chủ chi thường xuyên, học phí sẽ thu theo đề án nhưng hệ đại trà không tăng quá 1,5 lần, hệ chất lượng cao không tăng quá 2 lần mức quy định học phí theo nghị định 81/NĐ-CP đối với các trường chưa tự chủ.

Trường Đại học Điện lực đưa ra mức học phí năm tới 16 - 18 triệu đồng/năm học, tăng 14% so với năm trước. 

Trường ĐH Y Dược TPHCM dự kiến thu học phí đối với sinh viên hệ đại học chính quy từ 4,18 - 7,7 triệu đồng/tháng. Trong đó, ngành Răng - Hàm - Mặt có mức học phí cao nhất, lên đến 7,7 triệu đồng/tháng, tương đương 77 triệu đồng/năm. Kế đến là ngành Y khoa với mức học phí 7,48 triệu đồng/tháng. Trường cũng dự kiến tăng học phí tối đa 10% cho từng năm.

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh nâng mức học phí lên 940.000 đồng/tín chỉ với chương trình chuẩn. Còn các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh mức học phí gấp 1,4 lần so với các học phần giảng dạy bằng tiếng Việt. Năm ngoái, học phí của trường dao động 715.000 đồng/tín chỉ, tương đương 22,5 - 29,9 triệu đồng/năm.

Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh quyết định mức học phí 30 triệu đồng/năm với chương trình chuẩn. Mức này tăng 2,5 triệu đồng so với mức dự kiến năm ngoái.

Khoa Y, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng học phí các ngành Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Dược học là 55,2 triệu đồng/năm (tăng 6,2 triệu đồng so với năm học trước). Ngành Điều dưỡng có mức học phí 41,8 triệu đồng/năm (tăng 4,8 triệu đồng so với năm học trước).

Khoa Y dược, Đại học Đà Nẵng dự kiến tăng học phí mỗi ngành từ 2,5 - 3,1 triệu đồng/năm.

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), năm 2023 học phí của trường có sự điều chỉnh so với năm trước. Trong đó, chương trình đào tạo bằng tiếng Anh không tăng học phí. Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt có học phí 25,9 triệu đồng/năm, tăng hơn 10% so với năm 2022.  

Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh tăng học phí bình quân dự kiến 5,3 - 6 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 16 - 18 triệu đồng/học kỳ. Riêng ngành Dược học, sinh viên phải đóng 6 - 6,5 triệu đồng/tháng, tương đương 18 - 20 triệu đồng/học kỳ.

Nhà trường cho biết đơn giá học phí của một tín chỉ được giữ nguyên trong suốt năm học và có thể thay đổi vào năm tiếp theo (không vượt quá 7%/năm).

Trong khi đó, Đại học Gia Định giữ ổn định mức học phí như năm ngoái là 12,5 triệu đồng/học kỳ đối đa số ngành chương trình đại trà, 25 triệu đồng/học kỳ đối với các ngành chương trình tài năng. Nhà trường cam kết sẽ giữ ổn định mức học phí như trên trong suốt 4 năm học. Tuy nhiên, 3 ngành Quản trị kinh doanh, Marketing và Công nghệ thông tin tăng nhẹ lên 14 triệu đồng/học kỳ. Riêng ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu được doanh nghiệp hỗ trợ nên học phí là 10 triệu đồng/học kỳ.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.