Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Niềm tin sau mỗi phần thưởng

PV - 10:15, 30/11/2018

“Dù gặp bất cứ khó khăn nào trong cuộc sống thì các bạn học sinh, sinh viên là người DTTS, miền núi hãy luôn quyết tâm vượt qua và theo đuổi ước mơ của mình…” - Đó là lời nhắn nhủ, chia sẻ của cô sinh viên người dân tộc Dao, Đặng Thị Nghìn sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong giây phút được xướng tên tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018.

Đặng Thị Nghìn Em Đặng Thị Nghìn (ngoài cùng bên trái) trong Lễ dâng hương tại Văn Miếu Quốc Tử Giám-tuyên dương năm 2018.

Với vẻ ngoài xinh xắn, dễ mến, Nghìn nói chuyện với chúng tôi bằng cảm xúc nghẹn ngào, hạnh phúc khi hôm nay những nỗ lực của em đã được đền đáp.

Sinh ra trong gia đình có 4 chị em ở xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, bố mẹ Nghìn là những người nông dân lao động nên cuộc sống của em cũng khó khăn như bao em học sinh khác nơi miền núi xa xôi. Chị gái của Nghìn dù không thể theo học các trường đại học nhưng đã tốt nghiệp lớp 12 và hiện đang đi làm, còn 2 em của Nghìn cũng được bố mẹ cho đi học đầy đủ dù gia đình vẫn còn nhiều khó khăn.

Bằng khả năng ghi nhớ và phân tích vấn đề tốt, Nghìn chọn theo học các môn xã hội, đặc biệt là môn Lịch sử. Với thành tích giải Ba môn Lịch sử cấp tỉnh, Đặng Thị Nghìn đã được xét duyệt hồ sơ theo học tại Trường THPT vùng cao Việt Bắc tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Nghìn tiếp tục theo đuổi đam mê để giành được kết quả đáng khen ngợi khi năm lớp 12 em đoạt giải Ba học sinh giỏi toàn quốc môn Lịch sử. Với những bước đệm đó giúp Nghìn có nhiều cơ hội lựa chọn vào các trường đại học hàng đầu cả nước. Tháng 7 vừa qua, Đặng Thị Nghìn chính thức trở thành sinh viên năm thứ nhất khoa Đông Phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Nhắc lại những ngày tháng rèn luyện, học tập trước đây, Nghìn không quên nhớ về khoảng thời gian 3 năm xa gia đình để học tại tỉnh Thái Nguyên. “Có những lúc nhớ bố mẹ nhưng không thể gọi điện vì sợ mẹ lo, cũng không thể về thăm nhà vì khoảng cách xa xôi. Vào những đợt ôn thi học sinh giỏi, chúng em học đến 2 giờ đêm. Đó là chính là động lực để em quyết tâm hơn trong học tập bù đắp lại khó khăn đó”, Nghìn tâm sự.

Từng trải qua những ngày tháng học tập tại quê nghèo, Đặng Thị Nghìn thấu hiểu được những khó khăn, thiếu thốn của học sinh miền núi khi không có cơ hội được tiếp cận với những điều kiện học tập tốt. Đặc biệt là môn tiếng Anh và Tin học. Nghìn cho biết, với các bạn học sinh ở miền núi điều thiệt thòi nhất chính là không có cơ hội để được giao tiếp tiếng Anh và thực hành trên máy tính. Trong khi đó, đây chính là yếu tố quan trọng để giúp các bạn học sinh bắt nhịp nhanh hơn với xã hội hiện đại..

Nhận thức rõ được điều đó, Đặng Thị Nghìn cũng luôn tự mày mò để học tiếng Anh và Tin học. “Do trước đây không có điều kiện thực hành nhiều nên bây giờ em phải dành nhiều thời gian hơn để học. Em mong rằng, Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm đầu tư nhiều hơn đối với sự nghiệp giáo dục ở miền núi để các em học sinh sẽ có điều kiện học tập tốt hơn chúng em ngày xưa”, Nghìn chia sẻ.

Trong không khí tự hào, náo nức của buổi Lễ Tuyên dương, Đặng Thị Nghìn không giấu nổi niềm vui khi sự nỗ lực của bản thân suốt thời gian qua đã được ghi nhận. Phần thưởng này chính là niềm khích lệ vô cùng lớn lao để em vững bước thực hiện những ước mơ, dự định của mình trong tương lai.

Nhân dịp này Đặng Thị Nghìn muốn gửi những lời động viên đến các bạn học sinh, sinh viên là người DTTS, miền núi đang có hoàn cảnh khó khăn rằng, “các bạn hãy cứ học tập, cứ ước mơ đi. Bởi lẽ, trên mọi hành trình đi tìm ước mơ các bạn không bao giờ phải đơn độc, Đảng, Nhà nước và xã hội sẽ luôn đồng hành, giúp đỡ các bạn khi các bạn cần”.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.