Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Niềm tin trong ngôi trường mới

PV - 15:14, 03/04/2018

Được học tập trong ngôi trường khang trang, là mơ ước bấy lâu nay của thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Sủng Trà (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà GIang). Niềm ước ao đó, đã trở thành hiện thực nhờ chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước dành cho con em DTTS.

Thầy, cô giáo và học sinh được dạy, học trong những phòng học khang trang, sạch đẹp. Thầy, cô giáo và học sinh được dạy, học trong những phòng học khang trang, sạch đẹp.

 

Năm học 2017-2018 Trường PTDTBT Tiểu học Sủng Trà đã được huyện Mèo Vạc chọn để triển khai thực hiện Đề án đưa học sinh từ các điểm trường lẻ về học tại trường chính. Vì vậy, dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của huyện, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam. Trường PTDTBT Tiểu học Sủng Trà đã được xây dựng thêm một nhà hai tầng và các công trình phụ trợ như: Bếp ăn, nhà lưu trú, nhà vệ sinh, sân chơi, bể nước, trên diện tích hơn 1.700m2, kinh phí là 6,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện Mèo Vạc cũng hỗ trợ hơn 500 triệu đồng mua giường, chăn màn, bếp gas công nghiệp, bàn ăn cơm, khay đựng cơm, bàn ghế học sinh,… đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu học tập và sinh hoạt của học sinh.

Điều kiện cơ sở vật chất, tương đối thuận lợi, nhà trường đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh cho con em từ các điểm trường ra học tại trường chính. Nhờ đó, mà năm học 2017-2018 này, trường có 32 lớp với 632 học sinh; trong 262 học sinh bán trú, thì có 166 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 thuộc các thôn vùng sâu như Sủng Cáng, Sủng Pờ A, Sủng Pờ B và Há Pống Cáy học bán trú.

Thầy Trần Văn Nguyện, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Sủng Trà chia sẻ: “Những ngày đầu ra học và ăn, ở tập trung tại điểm trường chính, các em không khỏi nhớ nhà, nhiều em đòi về, nhưng được sự quan tâm động viên của các thầy cô, sự phối hợp của gia đình, các em vượt qua được giai đoạn bỡ ngỡ, ban đầu khi xa bố mẹ”.

Để các em yên tâm ở lại trường học tập, Ban Giám hiệu nhà trường đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản sinh luân phiên túc trực, hướng dẫn kỹ năng sống cho các em từ khâu vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở, giặt quần áo,… chú trọng đảm bảo bữa ăn hằng ngày và tổ chức các hoạt động ngoại khóa thu hút các em tham gia.

Cùng với đó, Nhà trường đã phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mèo Vạc hướng dẫn học sinh gấp chăn màn, quần áo. Do đó, sau một thời gian, các em đã từng bước thích nghi với môi trường mới, ăn ở ngăn nắp, gọn gàng hơn.

Sau gần một học kỳ, tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh hằng ngày đạt 100%, các thầy cô không phải xuống gia đình vận động học sinh như trước kia nữa, từ đó dành nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn.

Được biết, ngoài giảng dạy 2 buổi/ngày, vào buổi tối, các thầy cô còn tổ chức cho các em xem ti vi và ôn luyện bài cũ 2 giờ trên lớp, nên nhận thức của học sinh ngày càng tốt hơn so với học tại điểm trường.

Em Pàn Thị Pà học sinh lớp 5 Trường PTDTBT Tiểu học Sủng Trà nói; Chúng em rất vui, không còn nhớ nhà nữa nên sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng thầy cô và bố mẹ.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024

Bình Định: Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024

Ngày 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.