Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Nơi bình yên cho những loài động, thực vật bị săn lùng

PV - 11:40, 27/08/2018

Vườn quốc gia (VQG) Chư Mom Ray là một trong những khu rừng nguyên thủy lớn của Tây Nguyên, nơi nhiều loài động thực vật có tên trong Sách Đỏ sinh sống. Tại VQG Chư Mom Ray còn có đội cứu hộ, chữa trị vết thương, chăm sóc, huấn luyện nhiều loài động vật trước khi thả chúng về tự nhiên.

Vườn Quốc gia (VQG) Chư Mom Ray có tổng diện tích hơn 56.249ha, nằm ở 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng là 54.583ha, rừng sản xuất là 1.665ha, độ che phủ là 93,7%. Hệ sinh thái ở đây rất đa dạng, các loài động vật, thực vật phong phú. Tổng số loài thực vật đã phát hiện, ghi nhận tại Vườn là 1.895 loài, thuộc 541 chi, 184 họ, trong đó, 131 loài thuộc diện quý hiếm. Đối với động vật, hiện Vườn cũng đã ghi nhận được 950 loài, trong đó có 176 loài thuộc diện quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới.

 

Chà vá chân xám (ảnh do kiểm lâm VQG cung cấp). Chà vá chân xám (ảnh do kiểm lâm VQG cung cấp).

Nhiều năm nay, nạn săn bắt, buôn bán thú rừng trái phép diễn ra khắp nơi, VQG Chư Mom Ray cũng không nằm ngoài tầm ngắm của các tay thợ săn. Để làm tốt công tác cứu hộ, bảo tồn các loài động vật, thực vật quý hiếm, Ban Quản lý VQG Chư Mom Ray đã thành lập Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, đóng tại làng BarGok, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy.

Nhiệm vụ của Trung tâm là tiếp nhận, cứu chữa các loài động vật hoang dã từ cơ quan chức năng bắt giữ trong các vụ vi phạm, người dân tự nguyện giao nộp hoặc kiểm lâm Vườn tháo gỡ bẫy trong rừng mang về chăm sóc rồi thả chúng về rừng. Đối với các loài thực vật quý hiếm được bảo tồn bằng cách sưu tầm, di thực chúng về Trung tâm để nuôi dưỡng, trong đó có các loại lan rừng quý hiếm đang bị giới săn lan khai thác cạn kiệt.

Ông Đào Xuân Thủy, Phó Giám đốc VQG Chư Mom Ray cho biết: Những năm qua, Trung tâm đã thực hiện cứu hộ nhiều động vật trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trong hai năm 2016-2017, VQG Chư Mom Ray đã tiếp nhận, cứu hộ và thả về tự nhiên 59 cá thể động vật hoang dã. Di thực trồng bảo tồn 3ha và trồng phát tán hơn 1.000 cây gỗ trắc quý hiếm. Hiện, Trung tâm đang cứu hộ 2 con khỉ, 1 vọoc chà vá chân xám do Hạt Kiểm lâm Kon Plông bàn giao. Bảo tồn khoảng 1.400 giá thể lan rừng với khoảng hơn 100 loài lan khác nhau. Trung tâm còn thực hiện giám sát loài thú móng guốc như bò tót, loài linh trưởng như vượn má hung để xây dựng giải pháp bảo vệ và phục vụ công tác nghiên cứu.

Trong quá trình làm công tác cứu hộ động vật, có nhiều câu chuyện kỳ thú, cảm động. Anh em Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật của VQG Chư Mom Ray còn nhớ mãi lần cứu hộ cá thể khỉ do người dân ở huyện Tu Mơ Rông tự nguyện bàn giao năm 2017. Hộ dân này là người DTTS nuôi một con khỉ, khi biết việc nuôi nhốt động vật rừng là vi phạm pháp luật, anh ta đã liên hệ với Trung tâm để giao nộp. Vì nhớ con vật nuôi lâu năm, thi thoảng người chủ lại chạy hàng trăm cây số đến thăm, kiểm tra xem khỉ có được chăm sóc tốt ở nơi ở mới không.

Ngoài ra, VQG Chư Mom Ray còn làm tốt công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng. Trong năm 2017, Vườn đã tổ chức 1.688 đợt tuần tra, kiểm tra trong rừng, với 4.006 lượt người tham gia, thu gỡ 2.900 dây bẫy thú các loại, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép và các hành động khác xâm hại đến tài nguyên rừng. Tổ chức 110 cuộc tuyên truyền trong cộng đồng với 2.843 lượt người dân tham gia. Nội dung tuyên truyền tập trung nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng. Năm 2016, Vườn đã thực hiện trồng mới 100ha cây sao đen, muồng, dầu... nâng tổng diện tích rừng trồng lên 224ha.

Trong hai năm 2016-2017, VQG Chư Mom Ray đã tiếp nhận, cứu hộ và thả về tự nhiên 59 cá thể động vật hoang dã. Di thực trồng bảo tồn 3ha và trồng phát tán hơn 1.000 cây gỗ trắc quý hiếm. Hiện, Trung tâm đang cứu hộ 2 con khỉ, 1 vọoc chà vá chân xám do Hạt Kiểm lâm Kon Plông bàn giao. Bảo tồn khoảng 1.400 giá thể lan rừng với khoảng hơn 100 loài lan khmóng guốc như bò tót, loài linh trưởng như vượn má hung để xây dựng giải pháp bảo vệ và phục vụ công tác nghiên cứu”. (Ông Đào Xuân Thủy, Phó Giám đốc VQG Chư Mom Ray).

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục