Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Nông dân Huyện Bát Xát (Lào Cai): Tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

PV - 14:46, 18/12/2018

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, thời gian gần đây, nông dân huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã và đang tăng cường áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên cùng diện tích sản xuất.

Trồng dưa lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Quang Kim. Trồng dưa lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Quang Kim.

Với diện tích đất sản xuất của gia đình, anh Lý Quang Minh ở thôn Làng Kim, xã Quang Kim chủ yếu dùng để trồng ngô, đậu tương nên nguồn thu nhập hạn chế. Hai năm trở lại đây, anh Quang và 10 hộ khác trong thôn đã góp đất, đầu tư nhà lưới... triển khai trồng giống dưa lưới.

Nhờ tuân thủ tốt quy trình kỹ thuật trong chăm sóc nên diện tích dưa của các hộ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Hiện tại, trong khu nhà lưới khoảng 5.000m2, cây dưa được trồng theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu làm đất, bón phân và tưới nước. Sau 2 năm thực hiện, 11 hộ dân tham gia mô hình đã từng bước làm chủ công nghệ, quan trọng hơn là các hộ đã tạo ra những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng nên mang lại nguồn thu lớn.

“Với diện tích đất hiện có, chúng tôi chuyên sản xuất về rau, củ, quả an toàn. Hiện tại trong khu sản xuất thường xuyên tạo công ăn việc làm cho 9 công nhân. Hết mùa dưa lưới thì chúng tôi chuyển sang trồng rau sạch. Tính ra mỗi năm, với diện tích này, mỗi gia đình chúng tôi có thu nhập gấp 6-7 lần so với trồng ngô hay đậu tương như trước đây. Với việc làm nhà lưới, hệ thống tưới tiêu khoa học nên chúng tôi chủ động được mùa vụ, hạn chế được nguy cơ mất mùa”, anh Minh cho biết.

Cũng như các hộ dân ở xã Quang Kim, gia đình ông Vũ Đình Giáo ở thôn An San, xã Cốc San cũng chuyển đổi một phần diện tích đất sản xuất của gia đình sang trồng dưa lưới. Dù ban đầu phải có sự đầu tư để làm nhà lưới, hệ thống tưới tiêu, tuân thủ quy trình kỹ thuật... nhưng chỉ sau 3 tháng, vườn dưa của gia đình ông đã cho thu hoạch.

Ông Giáo cho biết: “Một quả dưa trồng trong nhà lưới nặng khoảng 2kg, với giá bán tại vườn là 45 nghìn đồng/1kg. Như vậy, với 4 tấn dưa trong vụ đầu thu hoạch, tôi đã thu về gần 20 triệu đồng. Nếu tính ra thì thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng các cây truyền thống. Ngoài ra, dưa được trồng trong nhà lưới, cơ bản không phải dùng thuốc trừ sâu nên sản phẩm rất an toàn và được thị trường rất ưa chuộng”

Ông Xí Xuân Kiên, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bát Xát cho biết: Hiện nay, toàn huyện có 60ha diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Với những kết quả bước đầu từ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi tập quán canh tác cũ của đồng bào bằng những mô hình thí điểm kết quả thu được cụ thể, nên huyện đã và đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng những cây có giá trị kinh tế cao.

Cụ thể trong năm 2019, huyện Bát Xát sẽ mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao lên khoảng 100ha. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến cây trái vụ như: cà chua, rau củ quả các loại mà dưới xuôi không trồng được, trong đó trọng tâm là từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch.

“Hiện nay sản xuất nông nghiệp đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, nền nhiệt độ tăng... Chính vì vậy, việc áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, bảo đảm cho cây trồng phát triển quanh năm, góp phần nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân đang là hướng đi đúng được địa phương lựa chọn”, ông Xí Xuân Kiên chia sẻ.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.