Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Noong Hẻo sẵn sàng cho năm học mới

PV - 10:25, 27/08/2018

Nhờ sự quan tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo, của lãnh đạo địa phương, ngày tựu trường, thầy và trò ở xã Noong Hẻo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã có đủ các điều kiện phục vụ công tác dạy và học, vững tin bước vào năm học mới.

Năm học 2018-2019, toàn xã Noong Hẻo có hơn 1.000 học sinh ở 3 cấp học: mầm non, tiểu học và THCS. So với năm học trước, số học sinh không có nhiều biến động. Việc sáp nhập một số trường đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quản lý, bố trí giáo viên đứng lớp và giảm sức ép lên các đơn vị nhà trường khi năm học mới bắt đầu.

Tạo cảnh quan, môi trường xanh sạch đẹp để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tạo cảnh quan, môi trường xanh sạch đẹp để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Ông Ngô Hoàng Thái, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ cho biết: Bước vào năm học mới, mỗi cấp học đều có khó khăn đặc thù. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng giáo dục ngay từ đầu năm học, việc huy động học sinh ra lớp, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học được các nhà trường chuẩn bị chu đáo, khẩn trương. Năm học này, Trường Mầm non xã Noong Hẻo có 529 học sinh, tại 11 điểm bản thuộc 2 cụm trung tâm. Nhà trường tiếp tục tổ chức bán trú cho toàn bộ học sinh. Để khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại một số điểm bản Ta Đanh, Ta Pưn... trong dịp hè vừa qua, nhà trường đã huy động phụ huynh chung sức làm đường ống dẫn nước và khoan giếng. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường cũng nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh: tham gia ngày công tu sửa phòng học, bếp ăn tại các điểm trường.

Việc huy động học sinh tiểu học ra lớp trong năm học này ở Noong Hẻo cũng lắm gian nan khi hệ thống giao thông tới một số bản trong xã bị ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ. Do vậy, các thầy, cô giáo đã “đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà” huy động học sinh tới lớp. Chuẩn bị cho năm học mới, nhiều thầy, cô phải trả phép trước cả tuần để tiếp tục rà soát danh sách, huy động học sinh ra lớp và chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Với những nỗ lực trên, toàn bộ số trẻ trong độ tuổi ở bậc tiểu học có mặt đông đủ trong ngày tựu trường.

Giáo viên Trường Mầm non Noong Hẻo sắp xếp, trang trí lớp học, thu hút trẻ đến trường. Giáo viên Trường Mầm non Noong Hẻo sắp xếp,trang trí lớp học, thu hút trẻ đến trường.

Dù đã được đầu tư, bổ sung đảm bảo trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, những năm học trước, Trường THCS Nậm Tăm vẫn đối mặt với tình trạng khan hiếm sách giáo khoa. Trước mắt để giải quyết tình trạng này, Ban Lãnh đạo nhà trường đã phải sửa soạn lại những bộ sách cũ có thể sử dụng để bàn giao lại cho các lớp sau, nhưng cũng chỉ đáp ứng chưa quá 60% nhu cầu thực tế. Thầy giáo Vũ Văn Dương, Hiệu trưởng Trường THCS Nậm Tăm cho biết: “Không để các em học chay, các thầy cô giáo lại cùng nhau lo từng quyển sách, trang vở cho các em. Năm học này, hành trang trở lại trường của mỗi thầy cô sau dịp nghỉ hè lại có thêm những bộ sách giáo khoa”.

Cô Nguyễn Hồng Dương, giáo viên Trường THCS Nậm Tăm chia sẻ: “Thông qua các nhóm thiện nguyện, người thân, bạn bè, chúng tôi kêu gọi ủng hộ sách vở cho học sinh nghèo. Năm học này, tôi cùng mấy nhóm bạn quyên góp được hơn 100 bộ sách giáo khoa ở các cấp học, dù đã qua sử dụng nhưng rất quý với học sinh vùng khó nơi đây”.

Chia sẻ khó khăn trong những ngày đầu năm học mới với các nhà trường, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã có những việc làm thiết thực thể hiện sự quan tâm tới giáo dục vùng cao. Ông Lù Văn Cưởi, Chủ tịch UBND xã Noong Hẻo cho biết: “Đồng hành với các trường, xã đã cử các tổ chức, đoàn thể phối hợp với thầy, cô giáo đi vận động học sinh tới lớp. Cùng với đó, lấy nòng cốt là lực lượng dân quân và đoàn viên, thanh niên hỗ trợ các trường hàng trăm ngày công lao động sửa chữa phòng, lớp học, công trình phụ trợ, đảm bảo điều kiện dạy và học được tốt nhất”.

Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh và sự nỗ lực vượt khó của thầy, cô giáo đã tạo thuận lợi để các nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.