Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Ông Danh Nghe cả đời tâm huyết với ngôn ngữ dân tộc

PV - 14:46, 24/06/2019

Bằng tâm huyết của bản thân muốn bảo tồn văn hóa của dân tộc, 20 năm qua, ông Danh Nghe (sinh năm 1955), ngụ tại ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, huyện Gò Quao (Kiên Giang) luôn tận tụy với việc dạy chữ Khmer cho con em trong vùng đồng bào dân tộc vào dịp hè.

Ông Danh Nghe dạy chữ Khmer cho học sinh tại điểm chùa Cỏ Khía Cũ, ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, huyện Gò Quao (Kiên Giang). Ông Danh Nghe dạy chữ Khmer cho học sinh tại điểm chùa Cỏ Khía Cũ, ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, huyện Gò Quao (Kiên Giang).

Năm nào cũng vậy, khi kết thúc năm học, các em học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè thì ông Danh Nghe lại tất bật chuẩn bị cho việc dạy chữ Khmer. Ông phối hợp với nhà chùa kiểm tra lại cơ sở vật chất, phòng học, bàn ghế, chuẩn bị sách vở, xem lại bài giảng để chuẩn bị dạy chữ Khmer cho các em đồng bào dân tộc trong ấp.

Điểm chùa Cỏ Khía Cũ, ấp Hòa Lễ là nơi quen thuộc để con em đồng bào trong ấp tập trung về đây học chữ Khmer vào mỗi dịp hè. Với ông Nghe, chùa Cỏ Khía Cũ cũng như ngôi nhà thứ 2-nơi ông gắn bó tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn được gặp gỡ truyền dạy chữ viết Khmer cho con em dân tộc mình những năm qua.

Ông Danh Nghe tâm sự: “Tôi bắt đầu giảng dạy chữ Khmer từ năm 1999. Lúc đầu, việc dạy chữ Khmer gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, đường sá đi lại khó khăn, bây giờ thì cải thiện nhiều rồi. Mình giúp con em đồng bào mình không quên tiếng nói, chữ viết của dân tộc, biết về văn hóa của đồng bào để giữ gìn và phát triển hơn nữa, sau này lớn lên còn có thể sử dụng vào việc học tập, công tác, đóng góp cho xã hội”.

Tính đến nay, ông Danh Nghe đã có 20 năm tham gia dạy chữ Khmer ở chùa Cỏ Khía Cũ. Ông chia sẻ: “Nhìn thấy con em biết đọc, biết viết chữ mẹ đẻ là tôi rất vui, mãn nguyện. Hạnh phúc hơn nữa khi có những học sinh đã từng theo học chữ Khmer đã biết sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong công việc hay ứng dụng có ích trong cuộc sống”.

Mặc dù những năm gần đây, con em đồng bào theo học chữ Khmer không còn đông như những mùa hè trước do các cháu theo cha mẹ đi làm ăn xa. Nhưng với tâm huyết của mình, ông Danh Nghe vẫn kiên trì làm công việc này vào dịp hè mỗi năm bằng tất cả tâm huyết và tình yêu dành cho ngôn ngữ dân tộc. Từ đó góp phần giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa dân tộc, giúp học sinh yêu quý tiếng mẹ đẻ của mình hơn.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.