Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm ở Sơn La

Minh Nhật - 15:38, 13/05/2025

Vừa qua, Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp (Sơn La) đã phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm, trong chuyến khảo sát hệ thực vật tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, địa phận xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Tổ tuần tra Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp, tỉnh Sơn La triển khai hoạt động kiểm tra rừng. Ảnh: Báo Nhân dân
Tổ tuần tra Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp, tỉnh Sơn La triển khai hoạt động kiểm tra rừng. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Loài thực vật này còn gọi là râu hùm, một loài thực vật hiếm, có hình thái độc đáo và có giá trị sinh học cao. Cây hoa dơi đen tên khoa học (Tacca chantrieri) là loài thực vật quý hiếm và được ghi nhận có tiềm năng dược liệu trong y học cổ truyền.

Việc phát hiện những loài cây quý hiếm góp phần khẳng định giá trị bảo tồn của khu rừng, bổ sung cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và tạo tiền đề cho các nghiên cứu khoa học, dược liệu cũng như giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng.

Cây hoa dơi đen là loài thực vật quý hiếm được phát hiện tại rừng đặc dụng Sốp Cộp thuộc địa bàn xã xã Huổi Một, huyện Sông Mã,Sơn La . Ảnh: Báo Nhân dân
Cây hoa dơi đen là loài thực vật quý hiếm được phát hiện tại rừng đặc dụng Sốp Cộp thuộc địa bàn xã Huổi Một, huyện Sông Mã, Sơn La . (Ảnh: Báo Nhân dân)

Ông Đào Văn Tưởng - Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp, thông tin: Thực hiện kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học trong tháng 5, đơn vị đã triển khai các hoạt động, như: Tổ chức tuần tra định kỳ tại các khu trọng điểm, kiểm soát các điểm có nguy cơ xâm hại rừng.

Trong quá trình tuần tra, đơn vị đã phối hợp với cộng đồng địa phương trong công tác bảo vệ rừng; tiến hành khảo sát, ghi nhận các loài động thực vật quý hiếm nhằm cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học và phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn lâu dài.

Hoa dơi đen - loài cây này thường sinh trưởng dưới tán rừng rậm ẩm, trên nền đất nhiều mùn, điều kiện lý tưởng vốn đặc trưng như của rừng đặc dụng, phòng hộ Sốp Cộp.

Ban quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp đã phối hợp với các chuyên gia, địa phương để kiểm tra, rà soát các loài thực vật quý. Ảnh: Báo Nhân dân
Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp đã phối hợp với các chuyên gia, địa phương để kiểm tra, rà soát các loài thực vật quý. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Sự hiện diện của cây hoa dơi đen tại đây cho thấy khu rừng vẫn đang bảo tồn được nhiều loài thực vật bản địa quý hiếm, thậm chí có thể là những loài chưa từng được ghi nhận trước đó.

“Cùng với bảo vệ cây hoa dơi đen, chúng tôi cũng đang xây dựng phương án điều tra đánh giá mức độ phân bố nhằm mục đích bảo tồn và phát triển loài lá dương đỏ tên gọi khác Bồ đề xanh. Đây là loài thực vật quý hiếm, đã được đưa vào trong sách đỏ, cần được bảo vệ”, ông Đào Văn Tưởng thông tin thêm.

Kết quả khảo sát điều tra bước đầu trên diện tích 50ha phát hiện được 20 cá thể dương đỏ phân bố rải rác tại xã Nậm Lạnh, thuộc khu rừng phòng hộ xã Nậm Lạnh của Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp quản lý.

Hiện Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp (Sơn La) đang tiếp tục phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp tiến hành nghiên cứu, điều tra thêm về loài cây này, từ đó có phương án bảo tồn, nhân giống phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Chuẩn bị công tác xây dựng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định: Chuẩn bị công tác xây dựng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa ký văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính về việc thống nhất làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án thành phần 1, thuộc Dự án Đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, đoạn qua địa bàn tỉnh.