Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Phát huy vai trò của Người có uy tín: Hiệu ứng tích cực từ chính sách

PV - 08:56, 26/04/2018

Những năm qua, tại các tỉnh khu vực Duyên hải miền Trung đã triển khai thực hiện nhiều chính sách quan tâm động viên, khích lệ những Người có uy tín. Từ đó, họ đã có nhiều đóng góp trong việc giữ bình yên cho thôn làng, vận động bà con từ bỏ hủ tục, cùng nhau phát triển kinh tế.

Từ những điển hình

Ông Đinh Văn Hố là Người có uy tín ở xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi). Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong thu hoạch, vận chuyển nông sản, ông đã bỏ tiền túi để mở tuyến đường xuyên qua nương rẫy. Không chỉ vậy, nhiều bà con thiếu vốn làm ăn, ông sẵn sàng cho mượn không lấy lãi. Nhờ sự hỗ trợ của ông Hố, nhiều hộ gia đình ở xã Sơn Tân đời sống ổn định hơn trước. Nhiều năm trước ông Hố còn hiến 600m2 đất để xây dựng nhà văn hóa thôn...

Những Người có uy tín thường xuyên được chính quyền quan tâm bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc. Những Người có uy tín thường xuyên được chính quyền quan tâm bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc.

 

Cũng là Người có uy tín nhiệt tình, tâm huyết, già làng Mai Thanh Vân ở làng Suối Đá, xã Canh Hiệp, Vân Canh (Bình Định) đã có nhiều đóng góp trong việc hòa giải các vụ tranh chấp đất đai, bạo lực gia đình. Mỗi năm ông hòa giải vài chục vụ nên người dân gọi ông là “người hòa giải của buôn làng”. Điều đáng quý ở già Vân là cho dù có ở xa hay ở gần thì khi nghe dân trong làng có xích mích, tranh chấp là ông có mặt “làm công tác tư tưởng”. Từ đó, tình hình an ninh trật tự trong làng luôn ổn định, bà con chí thú làm ăn phát triển kinh tế.

Để phát huy được những “vốn quý” như ông Hố, ông Vân... nhiều năm nay, huyện Vân Canh, huyện Sơn Tây luôn thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định: phổ biến, cung cấp thông tin; hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần; khen thưởng... Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đã vận dụng chính sách một cách linh hoạt, thể hiện sự quan tâm sâu sát đến công tác chăm lo cho Người có uy tín. Ông Sô Lan Tài, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Vân Canh cho hay, sau cơn bão số 12 năm 2017, Phòng đã kịp thời trợ cấp đột xuất 14 triệu đồng cho 28 Người có uy tín. Phòng cũng tham mưu cho UBND huyện tổ chức các hội nghị cung cấp thông tin và thăm quan học tập ở nhiều địa phương khác.

Còn tại huyện Sơn Tây, các cấp ngành cũng đã có sự quan tâm đúng mức cho Người có uy tín. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sơn Tây Trương Văn Do cho biết, xác định vai trò rất quan trọng của Người có uy tín trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, huyện đã dành nhiều sự chăm lo, thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với Người có uy tín; thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần những Người có uy tín để họ phát huy tốt vai trò trong cộng đồng.

Hướng đến chăm lo toàn diện

Tại Quảng Ngãi trong những năm qua, những Người có uy tín đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; vận động bà con xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ mê tín dị đoan...

“Xác định Người có uy tín có vai trò rất quan trọng đối với đồng bào DTTS nên tỉnh Quảng Ngãi rất quan tâm và thực hiện đầy đủ các chính sách như cấp phát miễn phí Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Quảng Ngãi..., động viên thăm hỏi lúc ốm đau... hướng đến chăm lo toàn diện cho những Người có uy tín”, ông Hồ Văn Thế, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi cho hay.

Ở tỉnh Bình Định, theo Quyết định 859/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 của UBND tỉnh, toàn tỉnh hiện có 122 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Kế hoạch thực hiện chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2018, các chế độ, chính sách dành cho đối tượng này được quy định rất rõ ràng, cụ thể. Như, Người có uy tín được thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán với mức 400 ngàn đồng/người/năm; thăm hỏi, hỗ trợ khi bị ốm đau phải nằm bệnh viện điều trị với mức 400 ngàn đồng/người/năm. Bên cạnh đó, thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai, với mức 1 triệu đồng/gia đình/năm đối với cấp tỉnh, 500 ngàn đồng đối với cấp huyện...

Ông Đinh Văn Lung, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định cho biết, năm 2018, cơ quan sẽ tập trung triển khai thực hiện chính sách cho Người có uy tín, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu UBND tỉnh giao. “Chúng tôi cũng tích cực tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trên địa bàn tỉnh để chủ động tham mưu, đề nghị cấp trên bổ sung một số chế độ, chính sách. Yêu cầu đặt ra là tạo điều kiện ngày càng tốt hơn để Người có uy tín thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giải quyết các vụ việc cụ thể ở địa bàn; song cũng phải phù hợp với khả năng của Nhà nước”, ông Lung chia sẻ.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào DTTS gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam

Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào DTTS gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam

Ngày 14/1, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào DTTS gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và kiến nghị, giải pháp. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương và Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil đồng chủ trì Hội thảo.