Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre, Trà Vinh

T.Hợp - 16:11, 29/11/2021

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 1996/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre” và Dự án “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Trà Vinh”.

Nông nghiệp đô thị thông minh là một xu hướng mới nhằm đảm bảo an toàn lương thực thực phẩm cho đô thị. Ảnh minh họa
Nông nghiệp đô thị thông minh là một xu hướng mới nhằm đảm bảo an toàn lương thực thực phẩm cho đô thị. Ảnh minh họa

Cụ thể, về Dự án “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre” (Dự án tỉnh Bến Tre). Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Bến Tre theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh trên cơ sở liên kết vùng, tiểu vùng, gắn với thị trường, cải thiện thu nhập và giảm thiểu rủi ro cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh ngành nông nghiệp của tỉnh.

Dự án gồm 03 hợp phần: Lập kế hoạch phát triển chuỗi giá trị trong khuôn khổ kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Kế hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long; Đầu tư phát triển chuỗi giá trị; và Quản lý dự án.

Từ năm 2022-2026 Dự án sẽ thực hiện tại 08 huyện (Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Giồng Trôm, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách) và thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre với tổng vốn đầu tư là 27 triệu USD (tương đương 621 tỷ đồng), trong đó, vốn vay Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD) là 17 triệu USD (tương đương 391 tỷ đồng), vốn viện trợ không hoàn lại là 4,5 triệu USD (tương đương 103,5 tỷ đồng) và vốn đối ứng là 126,5 tỷ đồng (tương đương 5,5 triệu USD).

Tại  Dự án “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Trà Vinh” (Dự án tỉnh Trà Vinh). Mục tiêu đề ra là hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Trà Vinh theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ.

Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh trên cơ sở liên kết vùng, tiểu vùng, gắn với thị trường, cải thiện thu nhập và giảm thiểu rủi ro cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh ngành nông nghiệp của tỉnh.

Dự án gồm 3 hợp phần: Lập kế hoạch phát triển chuỗi giá trị trong khuôn khổ kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Kế hoạch vùng Mê Kông; Đầu tư phát triển chuỗi giá trị; và Quản lý dự án.

Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2022 đến năm 2026 tại 7 huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải và thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Tổng vốn đầu tư của Dự án là 37,1 triệu USD (tương đương 853,3 tỷ đồng), trong đó vốn vay Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD) là 26 triệu USD (tương đương 598 tỷ đồng), vốn viện trợ không hoàn lại là 5,5 triệu USD (tương đương 126,5 tỷ đồng) và vốn đối ứng là 128,8 tỷ đồng (tương đương 5,6 triệu USD).

Cơ chế tài chính trong nước:  Vốn vay IFAD thực hiện theo quy định tại Nghị định số 79/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 về cho vay lại nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi của nước ngoài của Chính phủ, theo đó: ngân sách trung ương cấp phát 70%, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh vay lại 30%. Vốn viện trợ không hoàn lại: Ngân sách trung ương cấp phát 100%. Vốn đối ứng: Bố trí 100% từ ngân sách của tỉnh./.

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.