Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thông tin đối ngoại đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát triển du lịch vùng biên giới: Đa dạng hóa các loại hình du lịch (Bài 1)

Duy Anh - Công Minh - 06:18, 25/12/2023

Nước ta có đường biên giới dài khoảng 4.550km, bao gồm 25 tỉnh biên giới trải dài từ Bắc vào Nam với 42 cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính. Đây chính là khu vực chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và hấp dẫn. Vì vậy, phát triển du lịch biên giới không chỉ có ý nghĩa to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa, núi cao, biên giới, mà còn góp phần củng cố quốc phòng, an ninh quốc gia.


(BCĐ- Thông tin Đối ngoại): Phát triển du lịch vùng biên giới: Đa dạng hóa các loại hình du lịch biên giới (Bài 1)
Những nét văn hóa truyền thống đặc sắc trở thành tài nguyên vô giá để Bình Liêu phát triển du lịch.

Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh là một trong những huyện biên giới được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, mát mẻ; phong cảnh miền núi, biên giới tươi đẹp và có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, như: thác Khe Vằn, đình Lục Nà, cây đa lịch sử Lục Hồn, núi Cao Ba Lanh, núi Cao Xiêm, thác Khe Tiền, thác Sông Moóc A cùng nhiều lễ hội truyền thống… Cộng đồng các dân tộc Bình Liêu có sự giao thoa và ảnh hưởng nhau về phong tục, tập quán, sinh hoạt - điều đó đã tạo bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc riêng...

Để phát huy hiệu quả thế mạnh địa phương, huyện Bình Liêu đã tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, công bố quy hoạch, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư cho lĩnh vực du lịch… Bên cạnh nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư vào địa bàn, người dân địa phương cũng đổi mới tư duy, chủ động phát triển dịch vụ, du lịch... Đa dạng các sản phẩm du lịch huyện Bình Liêu đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Hiện, huyện đang tập trung triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án ''Phát triển du lịch bền vững gắn với giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2030”; tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Chỉ tại bản Lục Ngù, xã Húc Động và Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao tại bản Sông Moóc, xã Đồng Văn. Đồng thời, chuẩn bị các hoạt động phát triển du lịch mùa thu, đông và các điều kiện cần thiết cho chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa – Du lịch, Hội mùa vàng năm 2023... Huyện phấn đấu đến năm 2030, thu hút trên 800.000 lượt, trong đó khách lưu trú đạt trên 350.000 lượt...

Phát triển du lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa, núi cao, biên giới
Phát triển du lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa, núi cao, biên giới

Còn tại Hà Giang,mảnh đất địa đầu Tổ quốc với 19 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có một bản sắc riêng đã tạo nên sức hấp dẫn đối với những du khách đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống. Từ lợi thế này, các huyện, thành phố của tỉnh đã tập trung phát triển du lịch cộng đồng, chú trọng đầu tư, khuyến khích các hộ dân có đủ điều kiện phát triển dịch vụ homestay phục vụ khách du lịch. Hiện, toàn tỉnh có 40 làng văn hóa du lịch cộng đồng và có 16 làng văn hóa được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn để phục vụ du khách. Một số mô hình hiện được đầu tư theo hướng chất lượng cao hình thành hệ thống bungalow, khu nghỉ dưỡng mini gắn với du lịch cộng đồng tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Điển hình có thể kể đến các Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nậm Hồng (Hoàng Su Phì), Lô Lô Chải (Đồng Văn), Pả Vi Hạ (Mèo Vạc), Nặm Đăm (Quản Bạ)...

Bên cạnh đó, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế có sẵn, tỉnh Hà Giang đã phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh - về nguồn, du lịch thể thao – mạo hiểm, du lịch cộng đồng... Điển hình như với loại hình du lịch tâm linh – về nguồn, Hà Giang đã có nhiều di tích lịch sử cách mạng như: Quảng trường 26/3, đây là công trình lưu giữ thời khắc lịch sử khi Bác Hồ lên thăm đồng bào các dân tộc Hà Giang vào ngày 26.3.1961; Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên và Đền thờ các Anh hùng Liệt sỹ tại điểm cao 468 xã Thanh Thủy (Vị Xuyên); Di tích lịch sử cấp quốc gia Căng Bắc Mê; Cột cờ Quốc gia Lũng Cú... Đây là những “địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho người dân và du khách.

(BCĐ- Thông tin Đối ngoại): Phát triển du lịch vùng biên giới: Đa dạng hóa các loại hình du lịch biên giới (Bài 1) 2
Tây Nguyên có tiềm năng phát triển các tour trang trại cà phê, thu hút nhiều du khách đến thăm quan, trải nghiệm

Không chỉ có Hà Giang, Quảng Ninh mà nhiều địa phương khu vực biên giới trong cả nước cũng đã tận dụng, phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch vùng biên. Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp, với lợi thế hiện có của các tỉnh thành, nhiều mô hình du lịch nông nghiệp đã phát huy hiệu. Điển hình như, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đã tập trung khai thác các tour làng nghề, nghề trồng lúa nước, văn hóa làng quê; khu vực Miền Trung du và miền núi Bắc Bộ lại tạo điểm nhấn với nông nghiệp vùng cao như: ruộng bậc thang, bản sắc văn hóa đặc trưng, cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người; khu vực Miền Duyên hải miền Trung đề cao đời sống ngư dân, diêm dân… Miền cao Tây Nguyên phát triển phát triển các tour trang trại cà phê, hoa lan… khu vực Miền Tây Nam bộ phát triển du lịch văn hóa miệt vườn vô cùng độc đáo; miền Đông Nam Bộ phát triển các nghề mang đậm dấu ấn thời còn khai hoang mở đất như: nấu rượu, làm gốm, làm lu..., đồng thời khai thác sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn.

(BCĐ- Thông tin Đối ngoại): Phát triển du lịch vùng biên giới: Đa dạng hóa các loại hình du lịch biên giới (Bài 1) 3
Du lịch qua các cửa khẩu, cũng là một trong những sản phẩm du lịch được nhiều địa phương khai thác, thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. (Trong ảnh: Cửa khẩu Bờ Y, xã Pờ Y, Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon Tum là một trong những cửa khẩu được xây dựng hoành tráng và uy nghiêm)

Có thể thấy, cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch vùng biên giới trong những năm qua đã có bước phát triển nhất định. Lượng khách du lịch qua các cửa khẩu ngày càng tăng, đặc biệt là các cửa khẩu quốc tế như: Lào Cai, Hữu Nghị, Móng Cái (với Trung Quốc), Tây Trang, Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y (với Lào), Mộc Bài, Xa Mát và Tịnh Biên (với Cam-pu-chia)... 

Theo đó, Tổng cục Du lịch đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các tỉnh biên giới đẩy mạnh hoạt động du lịch, thực hiện các chiến dịch quảng bá thông qua những việc tổ chức liên hoan, hội chợ, triển lãm du lịch và các lễ hội văn hóa, tổ chức các đoàn khảo sát, nhằm khai thác đối tượng khách gần từ các tỉnh cận kề biên giới của nước bạn... 

Trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh của mình, mỗi địa phương khu vực biên giới đã chủ động xây dựng cho mình những sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc thù riêng biệt, chủ lực theo chiến lược phát triển du lịch gắn với văn hóa, nghệ thuật, du lịch đường thủy, du lịch nông nghiệp, sinh thái, cộng đồng, du lịch y tế, thể thao và nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực…

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.