Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Phát triển HTX kiểu mới ở Sơn La: Hướng thoát nghèo hiệu quả

PV - 09:37, 17/09/2019

Sơn La là một trong những địa phương có nhiều mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới đã và đang phát huy hiệu quả. Hoạt động của các HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

HTX Thủy sản Hồ Quỳnh mang lại thu nhập từ 8-10 triệu đồng/hộ/tháng cho các thành viên. HTX Thủy sản Hồ Quỳnh mang lại thu nhập từ 8-10 triệu đồng/hộ/tháng cho các thành viên.

Xã Chiềng Ơn (huyện Quỳnh Nhai) là địa phương có lợi thế về điều kiện tự nhiên để nuôi trồng thủy sản. Tận dụng điều kiện sẵn có, người dân trong xã đã thành lập các HTX để liên kết nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Điển hình như HTX Thủy sản Hồ Quỳnh ở bản Pá Uôn (xã Chiềng Ơn) được thành lập năm 2014, với 8 thành viên tham gia liên kết nuôi trồng thủy sản.

Bà Lò Thị Phấư, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc HTX Thủy sản Hồ Quỳnh cho biết: Để hoạt động ổn định, HTX đã tiến hành đại hội, bầu ra Hội đồng quản trị để điều hành việc sản xuất-kinh doanh. Nhờ vậy, nhận thức của các thành viên đã có những chuyển biến tích cực, các hộ tham gia HTX đều yên tâm sản xuất, qua đó tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

“Hiện nay, HTX đã có 25 thành viên. Hằng năm, HTX duy trì 78 lồng nuôi các loại cá như: Lăng, nheo, mè, trắm, rô phi… Thu nhập bình quân của các thành viên HTX đạt 8-10 triệu đồng/hộ/tháng”, bà Phấư cho biết thêm.

Trong lĩnh vực trồng trọt, mô hình HTX kiểu mới cũng đã phát huy được hiệu quả thiết thực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và liên kết phát triển sản xuất. Minh chứng như HTX Chanh leo Mộc Châu (Tiểu khu 104, thị trấn Nông trường Mộc Châu), được thành lập trên cơ sở Luật HTX 2012, người dân góp đất, HTX hỗ trợ về cây, con giống, khoa học kỹ thuật (KH-KT) và bao tiêu sản phẩm. Hiện HTX chủ yếu trồng chanh leo, với diện tích gần 300ha và liên kết 270 hộ dân của các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Thuận Châu và Mai Châu (Hòa Bình)... Năm 2018, tổng sản lượng chanh leo của HTX đạt gần 250 tấn, cho thu nhập khoảng 50 tỷ đồng.

Ông Hoàng Văn Chấp (Tiểu khu 83, thị trấn Nông trường Mộc Châu), thành viên của HTX Chanh leo Mộc Châu cho biết: HTX đã liên kết các hộ dân để phát triển trồng cây chanh leo. Các nông hộ tham gia HTX được tập huấn về KH-KT, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và bao tiêu sản phẩm. Nhờ được tập huấn và áp dụng KH-KT vào sản xuất nên cây chanh leo đạt năng suất, chất lượng cao, mỗi ha chanh leo cho thu hoạch khoảng 200 triệu đồng.

Rõ ràng hoạt động của các HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Các mô hình HTX ngày càng tăng cả về số lượng, quy mô, mở rộng về lĩnh vực hoạt động. Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Sơn La, tính đến 31/3/2019, có 572 HTX nông nghiệp với 5.874 thành viên (tăng 389,1% so với năm 2015), diện tích canh tác 4.600ha, vốn sản xuất kinh doanh là 450 tỷ đồng.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình HTX kiểu mới, ông Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Việc hình thành và phát triển HTX kiểu mới đã thể hiện được vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng trong hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, các HTX kiểu mới đã hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, tạo điều kiện cho kinh tế hộ trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ, tiếp cận thị trường... là cầu nối cho sự trao đổi hàng hóa giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động của địa phương.

THÚY HỒNG

Tin cùng chuyên mục
Chính sách dân tộc làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS ở Mường Nhé

Chính sách dân tộc làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS ở Mường Nhé

Những năm gần đây, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã được huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện cuộc sống.