Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần Thị Lý: Người “bắt bệnh” giáo dục đại học Việt Nam

PV - 16:13, 28/03/2019

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần Thị Lý sinh năm 1975, quê ở thị xã Quảng Trị, hiện đang công tác tại Khoa Nghệ thuật và Giáo dục, Đại học Deakin, Úc. Là nhà khoa học có tiếng với nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật và giảng dạy, chị vừa được tạp chí Forbes Việt Nam công bố là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019.

Gia đình của Trần Thị Lý ở Melbourne. Gia đình của Trần Thị Lý ở Melbourne.

Dù ở nước ngoài nhưng PGS.TS Trần Thị Lý luôn cố gắng sắp xếp trở về bằng những chuyến nghiên cứu, công tác để góp sức cho quê hương, đất nước bằng tri thức mình có được. Các nghiên cứu của chị liên quan nhiều đến Việt Nam, đặc biệt là các nội dung đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ phương diện quốc tế. Mối tương quan giữa chương trình giáo dục đại học và thị trường lao động; khả năng làm việc của sinh viên mới tốt nghiệp; Quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam; Sự kết nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và quê hương...

Mới đây, với uy tín của mình, Trần Thị Lý trở thành chủ biên cùng nhóm đồng tác giả xuất bản quyển sách “Giáo dục đại học Việt Nam, tính linh hoạt, tính lưu động và tính thực tiễn trong nền kinh tế tri thức toàn cầu”.

PGS-TS Trần Thị Lý viết quyển sách này khi đứng vững trên hai trụ cột căn bản là tri thức và ngôn ngữ quốc tế để đánh giá về giáo dục đại học Việt Nam.

Trong số 9 tác giả cùng viết quyển sách này thì có đến 8 tác giả là người Việt, tất cả đều đã từng có kinh nghiệm giảng dạy, quản lý ở Việt Nam và hiện đang là giảng viên, nghiên cứu sinh tại một số trường đại học lớn ở Melbourne, Australia. Người còn lại, Giáo sư Simon Marginson là chuyên gia hàng đầu về giáo dục đại học quốc tế, hiện đang công tác tại Viện Giáo dục, Vương quốc Anh và trước đó là giáo sư Đại học Melbourne.

Điểm nhấn giá trị nhất của quyển sách chính là Trần Thị Lý và các đồng tác giả đã bắt đúng “bệnh” của giáo dục đại học Việt Nam, gói gọn chỉ trong ba từ như ở tiêu đề của cuốn sách “tính linh hoạt, tính lưu động, tính thực tiễn” để chữa trị.

PGS-TS Trần Thị Lý trăn trở, giáo dục đại học Việt Nam đã có những chuyển biến căn bản từ cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý, loại hình sở hữu cho đến chương trình và phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, so với yêu cầu của đổi mới kinh tế, yêu cầu ngày càng đa dạng của đất nước và của thị trường lao động, thì mức độ đáp ứng của giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn.

Ngoài nghiên cứu và viết sách về giáo dục đại học Việt Nam, PGS-TS Trần Thị Lý còn viết thêm rất nhiều quyển sách hay khác về giáo dục quốc tế. Tốt nghiệp đại học Khoa học Huế vào năm 1997, đến năm 2001, chị được Chính phủ Australia cấp học bổng đào tạo thạc sĩ tại đại học nổi tiếng Monash University và một năm rưỡi sau đó, chị bảo vệ luận văn thạc sĩ và giật luôn tấm bằng hạng ưu và giải thưởng sinh viên quốc tế xuất sắc nhất ngành Giáo dục của trường.

Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, PGS-TS Trần Thị Lý đã giành được 30 giải thưởng và học bổng nghiên cứu từ các hiệp hội quốc tế, quốc gia và cấp trường cho thành tích xuất sắc về nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. Chị là nhà khoa học duy nhất của Úc trong lĩnh vực giáo dục được trao giải thưởng uy tín Nhà khoa học tiềm năng của Ban hỗ trợ nghiên cứu khoa học Úc. Chị còn tham gia khởi xướng Dự án “Trao yêu thương-nhận hạnh phúc” cùng với 3 đồng nghiệp nhằm nuôi dưỡng tình yêu đọc sách và khuyến khích văn hóa đọc, rèn luyện kỹ năng tiếng Anh, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn sách hay, cả tiếng Việt và tiếng Anh cho trẻ em nghèo vùng xa xôi của Việt Nam có một giấc mơ-giấc mơ đọc sách.

VÂN DUNG

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.