Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Phổ Yên (Thái Nguyên): Tiếp tục phát triển hội nhập

Việt Hà - 09:30, 22/01/2022

Nhân dịp Xuân mới Nhâm Dần 2022, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện cùng đồng chí Bùi Văn Lương, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) về một số kết quả nổi bật trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của thị xã năm 2021, những định hướng, mục tiêu trong năm mới.

Ông Bùi Văn Lương, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Phổ Yên
Ông Bùi Văn Lương, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Phổ Yên

Thưa đồng chí, năm 2021 là một năm đầy khó khăn, thách thức bởi đại dịch Covid -19, ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực phát triển, kinh tế - xã hội nói chung và thị xã Phổ Yên nói riêng. Đồng chí cho biết một số kết quả nổi bật mà thị xã đã đạt được trong năm qua?

Phổ Yên là địa bàn nằm giáp ranh với nhiều địa phương có diễn biến dịch bệnh khá phức tạp, có nhiều khu, cụm công nghiệp trong và ngoài nước đóng trên địa bàn. Song năm 2021, Phổ Yên vẫn là địa phương luôn chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh bảo đảm an toàn. Từ đó, thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế.

Năm 2021, là năm đầu thị xã Phổ Yên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động của đại dịch Covid-19, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và các sở, ban, ngành của tỉnh cùng với sự chủ động, tích cực, sáng tạo và linh hoạt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Phổ Yên đã đạt được những kết quả tích cực.

Trong năm 2021, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thị xã Phổ Yên của một số ngành chủ yếu ước đạt 771.696 tỷ đồng, đạt 100,6% kế hoạch tỉnh giao và 100% so với kế hoạch của Thị ủy giao, trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của công nghiệp, xây dựng đạt 11%; thương mại - dịch vụ đạt 12%; thu ngân sách của thị xã vẫn đạt: 3.200 tỷ đồng, bằng 285,3% dự toán tỉnh giao, đạt 600% so với cùng kỳ năm trước.

Quy hoạch chung của thị xã Phổ Yên đến năm 2035 là 25.888ha.
Quy hoạch chung của thị xã Phổ Yên đến năm 2035 là 25.888ha.

Được biết, trong lĩnh vực kinh tế của thị xã Phổ Yên đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, đạt được kết quả ấn tượng. Đồng chí có thể thông tin cụ thể hơn về kết quả này?

Trong giai đoạn 2015 - 2020, thị xã Phổ Yên đã thu hút hơn 400 doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại địa bàn với nhiều dự án lớn. Trong đó, nhiều tập đoàn lớn như Vinaconex 3, Kosy Group, Tập đoàn Tiến Bộ, Thái Hưng, Tập đoàn T&T... cũng bắt đầu hiện diện tại Phổ Yên với loạt dự án quy mô. Như dự án có FDI lớn nhất từ trước tới nay là tổ hợp Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình. Dự án có vốn đầu tư 6,23 tỷ USD. Hằng năm, Samsung Thái Nguyên xuất khẩu khoảng 24 tỷ USD, tạo việc làm cho trên 70.000 lao động.

Thị xã đang tiếp tục quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ cho các tập đoàn đa quốc gia, hỗ trợ sản xuất doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay, Phổ Yên đang triển khai các giải pháp trong thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm của thị xã và của tỉnh như: Khu công nghiệp Yên Bình 1; Khu công nghiệp Điềm Thụy, Khu đô thị Yên Bình, các khu tái định cư, các tuyến đường từ khu công nghiệp đến nút giao Yên Bình...

Từ những kết quả đạt được trong năm 2021, thị xã Phổ Yên đặt ra mục tiêu gì trong năm mới Nhâm Dần 2022, thưa đồng chí ?

Trong năm 2022, Thị ủy Phổ Yên đề ra mục tiêu, với tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu (theo giá so sánh 2010) đạt: 837.535 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt: 832.891 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp do địa phương quản lý: 7.304 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ đạt: 2.443 tỷ đồng, duy trì và nâng cao tiêu chí 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo đó, thay mặt Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã, tôi kêu gọi các cấp, các ngành tiếp tục đoàn kết thống nhất; hành động quyết liệt; ra sức khắc phục hạn chế; quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025)./.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.