Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Ứng dụng - Sáng tạo

Phòng, chữa bệnh cho cá bằng thảo dược

Như Ý - 10:10, 14/06/2021

Sự biến động của thời tiết (nắng nóng, rét đậm rét hại), thay đổi theo mùa đã làm sức đề kháng của cá nuôi bị suy giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập, gây ra các bệnh. Để phòng bệnh theo hướng an toàn, việc tận dụng những loại thảo dược trong tự nhiên như lá xoan, cây nghể, tỏi… giúp xử lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh và hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh, giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lá xoan có thể diệt trùng mỏ neo và trùng bánh cho cá rất tốt.
Lá xoan có thể diệt trùng mỏ neo và trùng bánh cho cá rất tốt.

Cây xoan: Dùng lá xoan để diệt trùng mỏ neo và trùng bánh cho cá rất tốt. Lấy cành lá xoan non bó thành bó ngâm trong lồng nuôi cá đang bị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe, hoặc ngâm trong cá nuôi ở phía đầu nguồn nước với lượng 150-200kg lá xoan/1.000m2 ao có mức nước 1,5 - 2m hoặc 20-25kg lá xoan/lồng cá 8m2.

Cây thầu dầu tía: có chất đắng, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả: Định kỳ 15 ngày ngâm lá thầu dầu trong ao một lần với liều lượng 15 kg cành lá thầu dầu/1000m2 ao.Lấy lá cây thầu dầu bó thành bó ngâm xuống ao với lượng 2,5 - 3 kg lá/150 - 200 m2 ao. Đối với lồng nuôi cá ngâm 1,5 – 2,0 kg lá/8 - 10 m3 lồng.

Cây nghể: Nghể là cây có vị cay nóng, hắc. Dùng cây này chữa bệnh viêm ruột, loét mang cho cá trắm cỏ, rô phi, có hiệu quả nhất đối với cá giống: lấy thân cây và lá băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn, với liều lượng 3kg thân lá nghể tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục từ 3-6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, 1-2kg nghể khô/100kg cá giống.

Cây rau sam: Dùng rau sam để chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn đối với cá trắm cỏ. Khi dùng, rửa sạch rau rồi vô trùng bằng nước muối 3%, rải rau trong khung nổi ở ao hoặc trong lồng cá, mỗi ngày cho ăn một lần, liên tục trong 6 ngày với liều lượng 1,5-3kg rau sam/100kg cá. Đối với cá giống cần băm nhỏ rau, rắc đều trên mặt ao hoặc trong lồng cá.

Cây tía đỏ: Cây tía đỏ thường được dùng để chữa bệnh đường ruột cho cá trắm cỏ. Khi dùng, lấy thân và lá cây băm nhỏ, nấu kỹ, lấy nước trộn với thức ăn tinh rồi cho cá ăn lượng 0,2-0,5kg lá/kg thức ăn, cho cá ăn liên tục trong 3-5 ngày.

Cây tỏi: Tỏi được dùng chữa bệnh đường ruột cho cá nuôi. Khi dùng cần nghiền nát củ tỏi, trộn lẫn với thức ăn tinh cho cá ăn, liều lượng 0,5-1,5kg tỏi, trộn với thức ăn/100kg cá, cho cá ăn liên tục 6 ngày.

Cây răng cưa (chó đẻ): Là kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 - 20mm. Dùng 5kg cây tươi, giã lấy nước rồi trộn vào 100kg thức ăn đệ trị bệnh cho cá.

Cây sòi: Cây sòi có nhựa, có khả năng diệt khuẩn. Dùng lá sòi để trị bệnh thối mang, trắng đầu ở cá. Thường dùng 1kg cành lá sòi khô (hoặc 4kg tươi) ngâm vào 20kg vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước ao.

Cây cỏ sữa lá nhỏ có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng cầm máu, trung hoà độc tố. Dùng 50g cây cỏ sữa khô hoặc 200g cây được giã thành bột + 20g muối cho 10kg trọng lượng cá ăn trong 1 ngày, ăn liên tục trong 3 ngày

Hạt cau chứa hoạt chất ankaloit làm giun sán không bám được vào thành ruột và bị đẩy ra ngoài, dùng để trị giun tròn ký sinh trong ruột cá. Lấy hạt cau xay nhiễm, trộn vào thức ăn. Dụng 4 hạt cau/1 kg cá/1 ngày, cho ăn liên tục 3 ngày./.

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.