Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Phụ huynh cần làm gì trước các cuộc gọi lừa đảo báo con đang cấp cứu?

PV - 17:26, 14/03/2023

Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh tại Hà Nội đã liên tiếp nhận được các cuộc gọi thông báo con em họ đang bị cấp cứu tại bệnh viện rồi được đề nghị chuyển tiền để phẫu thuật. Trước tình trạng trên, các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo cha mẹ cần tỉnh táo và cẩn trọng để tránh sập bẫy.

Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo cha mẹ cần tỉnh táo và cẩn trọng để tránh sập bẫy. (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo cha mẹ cần tỉnh táo và cẩn trọng để tránh sập bẫy. (Ảnh minh họa)

Trước đó, như đã đưa tin, trong ngày 13/3, rất nhiều phụ huynh học sinh tại Hà Nội đã nhận được các cuộc gọi từ đầu số 07. Các đối tượng đều thông báo cho cha mẹ về việc con cái họ bị tai nạn và phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch rồi yêu cầu họ chuyển tiền gấp. Đặc biệt, không ít trường hợp nhóm người còn dàn cảnh, chia vai để tăng thêm lòng tin cho người bị hại.

Trước đó, tình trạng tương tự cũng đã xuất hiện tại TP. Hồ Chí Minh. Không ít người đã “sập bẫy” với số tiền thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng.

Đánh giá về vấn đề này, ông Ngô Tuấn Anh - Giám đốc Công ty An ninh mạng thông minh (Smart Cyber Security) cho rằng, hình thức lừa đảo này thật ra không mới. Các đối tượng đã dựa vào tâm lý sợ hãi của mọi người để lợi dụng.

“Khi nghe thông báo con em bị sự cố phải nhập viện, phụ huynh bao giờ cũng mong muốn xử lý nhanh nhất. Tuy nhiên, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng những tài khoản không chính chủ, tài khoản đi mua của người khác rồi rút tiền trực tiếp hoặc chuyển sang hình thức tiền mã hóa. Điều này gây ra khó khăn cho việc truy vết về sau”, ông Tuấn Anh phân tích.

Giám đốc Smart Cyber Security đưa ra lời khuyên: Các phụ huynh khi nhận được cuộc gọi tương tự cần xác minh lại với giáo viên chủ nhiệm, ban phụ huynh trước khi thực hiện lệnh chuyển tiền.

"Quan trọng nhất là người sử dụng cần phải tự nâng cao cũng như trang bị các kiến thức, kỹ năng khi thực hiện các giao dịch trực tuyến”, ông Ngô Tuấn Anh khẳng định.

Trong khi đó, ông Ngô Minh Hiếu - chuyên gia an ninh mạng thuộc Trung tâm Giám sát An toàn thông tin Việt Nam cũng cho rằng, trong trường hợp này, những đối tượng xấu thay vì đánh vào lòng tham đã tác động vào lòng tin và tình cảm gia đình của các nạn nhân để lên kế hoạch. Do đó, ông Hiếu khuyên người dân cần “chậm lại”, tiến hành xác minh thông tin cẩn trọng.

Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Trước đó, ngày 7/3, Công an TP. Hồ Chí Minh cũng đã khuyến cáo phụ huynh khi nhận được các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất.

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.