Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Phú Yên: Bảo đảm cấp nước sinh hoạt tới từng hộ

T.Nhân - 16:15, 05/03/2023

Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt.

Phú Yên là địa phương thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt nghiêm trọng
Phú Yên là địa phương thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt nghiêm trọng

Để chủ động triển khai các phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân năm 2023, UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành chỉ thị yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Thông báo 34/TB-UBND ngày 16/2/2023 của UBND tỉnh về điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện phục vụ sản xuất và dân sinh năm 2023 cho vùng hạ du các hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, đánh giá nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tưới tiết kiệm nước, có kế hoạch phân phối, điều tiết nước hợp lý ngay từ đầu vụ sản xuất và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt để bảo đảm cung cấp đủ nước cho cả mùa khô.

Chủ động, hướng dẫn bố trí cơ cấu sản xuất theo thời vụ, phù hợp với khả năng nguồn nước, không gieo trồng ở khu vực không bảo đảm về nguồn nước trong cả vụ sản xuất, nhất là vụ hè thu năm 2023; chủ động chuyển đổi cây trồng có khả năng chịu hạn, mặn tại các vùng khó khăn về nguồn nước. Khẩn trương triển khai xây dựng phương án, kế hoạch sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh năm 2023, đảm bảo phù hợp với thực trạng nguồn nước từng vùng, khu vực đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đã từng xảy ra; giải pháp phòng chống kịp thời, hiệu quả.

Đồng thời tăng cường công tác duy tu, sửa chữa, khắc phục, cải tạo các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí nước; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm cho cây trồng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu vào các thời kỳ cao điểm về nước của cây trồng; sửa chữa, khắc phục các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để nâng cao năng lực khai thác nguồn nước hiệu quả.

Có giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt tới từng hộ, thôn, bản, xã ở các vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt chú ý vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, vùng thường xuyên bị thiếu nước. Trường hợp cấp bách không còn nguồn nước cho sinh hoạt, cần sử dụng phương tiện chở cấp nước đến từng cụm dân cư. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân.

Tiếp tục đề xuất Trungương hỗ trợ thực hiện dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậucho đồng bào DTTS” (CRIEM), giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, đăng ký tham gia thực hiện dự án “Nước sạch, vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2022-2027 từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới để đầu tư thêm một số công trình cấp nước tập trung những nơi thường xuyên hạn hán, xâm nhập mặn gây ra thiếu nước sinh hoạt.
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Một số huyện miền núi xuất hiện nứt đất, khẩn cấp di dời dân

Thanh Hóa: Một số huyện miền núi xuất hiện nứt đất, khẩn cấp di dời dân

Do ảnh hưởng của đợt mưa bão liên tục trong một thời gian dài, khiến nhiều điểm trên địa bàn các huyện vùng cao Thanh Hóa bị sạt lở đất đá, đặc biệt là tại các thôn bản biên giới của các huyện Quan Sơn, Mường Lát xuất hiện nhiều nơi nứt đồi, phải di dời khẩn cấp người dân đến nơi an toàn.