Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quảng Ngãi: Khó khăn trong giải quyết việc làm cho sinh viên cử tuyển

PV - 10:55, 08/07/2019

Trong những năm qua, việc cử học sinh đồng bào các DTTS đi học theo hệ cử tuyển nhằm giải quyết nhu cầu phát triển lực lượng cán bộ là người DTTS. Đây là một chính sách thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc đào tạo cán bộ nguồn cho vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, tại tỉnh Quảng Ngãi, nhiều sinh viên sau khi học xong hệ cử tuyển vẫn gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm.

Từ năm 2015-2019, số học sinh được UBND tỉnh Quảng Ngãi cử đi học theo chế độ cử tuyển là 14 em và số sinh viên cử tuyển đã được tuyển dụng vào công chức, viên chức, công chức cấp xã là 44 em. Các chính sách học bổng và chính sách hỗ trợ khác cho sinh viên cử tuyển được thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, công tác bố trí, sắp xếp việc làm đối với các sinh viên cử tuyển gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Thế Nhân, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “UBND các huyện miền núi thực hiện việc cử tuyển chưa gắn kết với nhu cầu sử dụng sau khi sinh viên tốt nghiệp, không xây dựng kế hoạch bố trí sử dụng đối với số học sinh cử tuyển. Do vậy, sau khi các em tốt nghiệp ra trường trở về địa phương thì địa phương đã sử dụng hết số biên chế hành chính và sự nghiệp được giao, dẫn tới không còn biên chế để tuyển dụng, bố trí công tác”.

Chú trọng công tác đào tạo và ưu tiên bố trí việc làm tại quê hương cho con em người DTTS là cơ hội để vùng cao phát triển toàn diện. Ảnh TL Chú trọng công tác đào tạo và ưu tiên bố trí việc làm tại quê hương cho con em người DTTS là cơ hội để vùng cao phát triển toàn diện. Ảnh TL

Qua rà soát, số sinh viên đã tốt nghiệp ra trường chưa được phân công còn nhiều, việc tuyển dụng bố trí sắp xếp còn khó khăn. Theo Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay chỉ tiêu biên chế hành chính và sự nghiệp tại các địa phương đều bị cắt giảm theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi chỉ thực hiện tuyển dụng 50% số biên chế nghỉ hưu đúng tuổi, tinh giản biên chế và thôi việc. Ngay cả các cơ quan chức năng cũng không nắm được số học sinh cử tuyển tốt nghiệp ra trường hằng năm. Nguyên do là một số cơ sở đào tạo học sinh cử tuyển nhưng sau khi các em nhận bằng tốt nghiệp, các trường lại không báo về cho địa phương. Ngay cả các em sinh viên sau khi nhận bằng tốt nghiệp cũng không về địa phương để thông tin với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ nên địa phương không nắm được tình hình.

Cá biệt, có trường hợp được Chủ tịch UBND tỉnh cử đi học theo chế độ cử tuyển Đại học ngành Dược, sau 9 năm thì được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp ngành Dược; có trường hợp học Đại học ngành Tài chính-Ngân hàng hệ vừa học vừa làm, thời gian học kéo dài đến 8 năm.

Ban Dân tộc tỉnh đã kiến nghị UBND tỉnh cần có những chính sách để gắn giữa đào tạo cán bộ người DTTS với tuyển dụng, trọng dụng, bổ nhiệm cán bộ người DTTS; xây dựng chế độ, chính sách ưu đãi để thu hút cán bộ là người DTTS phục vụ cho cấp cơ sở. Bởi vì theo Quyết định số 68/2017/QĐ-UBDT của UBND tỉnh Quảng Ngãi, từ năm học 2017-2018 đến 2020-2021, sinh viên đại học là người DTTS có hộ khẩu thường trú tại các xã, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi Quảng Ngãi sẽ được hỗ trợ 30% học phí. Trong năm 2018 có 145 sinh viên là người DTTS học đại học được thụ hưởng chính sách này. Do vậy, tận dụng và phát huy sinh viên đại học, theo và không theo hệ cử tuyển là chính sách thu hút nhân tài.

NGUYỄN TRANG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.