Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Quảng Ninh có chính sách riêng hỗ trợ cho 4 nhóm bị thiệt hại do bão số 3

Mỹ Dung - 15:07, 12/09/2024

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp khẩn với các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn để đưa ra các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng bị thiệt hại do bão số 3. Địa phương này sẽ có những chính sách riêng để hỗ trợ các nhóm đối tượng bị thiệt hại nặng nề do bão.

Cuộc họp của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh cùng các đơn vị tín dụng bàn các giải pháp hỗ trợ người dân sau bão
Cuộc họp của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh cùng các đơn vị tín dụng bàn các giải pháp hỗ trợ người dân sau bão

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có khoảng 24.600 khách hàng (với tổng dư nợ 11.400 tỷ đồng, chiếm 5,6% tổng dư nợ toàn địa bàn) đã bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3. Trong đó, lĩnh vực nông, lâm, thủy hải sản số lượng khách hàng lớn nhất, với khoảng 7.000 khách hàng, với dư nợ khoảng 1.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 26% tổng dư nợ của ngành.

Để kịp thời ổn định hoạt động ngân hàng và hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. Trong đó, đề xuất các giải pháp thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, không tính lãi cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão số 3 và tiếp tục cho vay mới để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu chỉ đạo
Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu chỉ đạo

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Tỉnh Quảng Ninh sẽ ban hành chính sách riêng, nằm ngoài các chính sách hiện hành để hỗ trợ cho người dân và các tổ chức sản xuất ở 4 lĩnh vực. Một là các hộ dân nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Thứ hai là trồng rừng, cây cối, hoa màu và lúa. Thứ ba là các hộ kinh doanh ở lĩnh vực du lịch, thương mại và cuối cùng là liên quan tới công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”.

Tin cùng chuyên mục
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.