Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Quảng Ninh với lộ trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS (Bài 2)

Trình Hiệp - 21:12, 07/12/2021

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao công tác tại vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Theo đó, tỉnh chú trọng vào đào tạo nghề cho thế hệ trẻ gắn với cơ cấu việc làm; tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức... và coi đây là nhân tố quyết định chiến lược cho sự thành công của Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025.

Thu hút sinh viên vùng khó học theo ngành, nghề tỉnh đang thiếu, gắn với nhu cầu việc làm và định hướng phát triển của tỉnh
Thu hút sinh viên vùng khó học theo ngành, nghề tỉnh đang thiếu, gắn với nhu cầu việc làm và định hướng phát triển của tỉnh

Nguồn lao động chất lượng cao về làm việc tại vùng khó, luôn là bài toán phức tạp với nhiều địa phương trên cả nước. Để “giải” bài toàn này, tỉnh Quảng Ninh đã tạo ra những cơ chế, chính sách đặc thù trong thu hút nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo và định hướng việc làm, gắn với Dự án 5 của Chương trình MTQG (Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực).

Theo đó, trên cơ sở nguồn vốn của Chương trình MTQG, tỉnh Quảng Ninh xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, học sinh, sinh viên học tập tại các trường Đại học Hạ Long, Cao đẳng Việt - Hàn theo mô hình đô thị đại học, mở rộng liên kết hợp tác, trở thành trung tâm thu hút đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực phía Bắc. Tập trung đào tạo những ngành, nghề còn thiếu, phù hợp với sự phát triển của địa phương, như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, dịch vụ; tạo dựng chuỗi liên kết lao động sau đào tạo với doanh nghiệp, động viên mọi thành phần kinh tế tham gia.

Trong đó, chú trọng đào tạo nghề và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Kết hợp hài hòa giữa đào tạo, đào tạo lại với thu hút nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô, chất lượng dân số, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh và của doanh nghiệp; gắn chặt nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng đào tạo tại trường.

Bên cạnh đó, nhân lực ngành Y tế cũng được quan tâm, chú trọng thu hút về làm việc tại vùng khó. Điển hình như trong cơ chế đào tạo nhân lực y tế tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh. Tỉnh mở ra cơ chế hệ chính quy trình độ trung cấp, cao đẳng Y học cổ truyền thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, tốt nghiệp các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh, thuộc các xã khu vực I đạt loại khá, thì được hỗ trợ tiền đóng học phí hằng tháng; nếu đạt loại giỏi thì được hỗ trợ tiền đóng học phí và được hỗ trợ tiền ăn, chi phí học tập theo quy định. Sau khi tốt nghiệp về làm việc sau 12 tháng và có cam kết làm việc từ đủ 36 tháng trở lên tại các xã khu vực I được hỗ trợ 30 triệu đồng/người.

Sinh viên Chương Văn Long, người Sán Chỉ (nhóm địa phương thuộc dân tộc Sán Chay), trường Cao Đẳng Y tế Quảng Ninh cho biết: “Với cơ chế, chính sách do tỉnh đề ra, tạo thêm động lực thúc đẩy các sinh viên ngành Y học tập thật tốt. Khi học tốt, quá trình học sẽ không phải lo nghĩ về học phí, nơi ở, đồng thời sẽ được bố trí việc làm ngay khi ra trường. Em cũng đã đặt mục tiêu cho mình tốt nghiệp loại giỏi để về huyện Vân Đồn chăm sóc sức khỏe cho người dân quê hương”.

Nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại vùng khó được tỉnh Quảng Ninh áp dụng
Nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại vùng khó đang được tỉnh Quảng Ninh áp dụng

Cùng với việc sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng miền; ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách, tỉnh Quảng Ninh còn chú trọng đến công tác giáo dục phổ thông và đào tạo nghề.

Bà Triệu Thị Loan, thôn Cái Mắt, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên chia sẻ: “Trâu ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay”, từ khi được tham gia lớp học nghề “ươm giống cây trồng” được tổ chức tại năm 2020, tôi đã biến những bãi ruộng hoang của nhà mình thành vườn ươm vài chục vạn cây giống/năm. Từ đó, tôi có nguồn thu nhập ổn định. Không chỉ giúp gia đình mình thoát nghèo, tôi còn giúp bà con trong xã khỏi phải đi xa vất vả mua cây giống. Tôi rất vui khi được học nghề”.

Chia sẻ về mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo nghề vùng khó trong giai đoạn 2021 - 2025, ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh cho biết: Theo kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh đã đề ra, đến năm 2025, 87,5% lao động trong độ tuổi được qua đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người DTTS, trong đó tỷ lệ có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 52%; 100% học sinh DTTS được định hướng nghề nghiệp, phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp THCS được phân luồng vào học nghề; vừa học văn hóa vừa học nghề...

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.