Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quảng Trị: Nhiều khó khăn sau khi sáp nhập trường học

PV - 15:04, 10/12/2018

Sáp nhập các trường học không đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra là cách làm nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc sáp nhập các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang gặp nhiều khó khăn, cần sớm khắc phục để ổn định dư luận, phục vụ tốt cho công việc dạy học.

Quảng Trị Buổi chào cờ đầu tuần của học sinh Trường Tiểu học Cửa Tùng sau khi sáp nhập.

Khi hỏi về tâm lý của các bậc phụ huynh trong việc cho con đi học ở những trường vừa được sáp nhập, nhiều phụ huynh đều bày tỏ sự không vui vì lo ngại con em sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt. Ông Nguyễn Thế Anh, phụ huynh của cháu Nguyễn Thị Hạnh, học sinh Trường THCS Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh cho biết: Việc sáp nhập trường là chủ trương của cấp trên, nhưng con tôi quen học ở trường cũ và gần nhà rồi nên không muốn đi xa nữa.

Còn phụ huynh Đào Thị Ngân thì bày tỏ, gia đình rất muốn đầu tư cho con học đến nơi đến chốn, nhưng việc trường sáp nhập lại với nhau khiến con phải đi học quãng đường khá xa. Lúc thời tiết bình thường thì không sao nhưng khi trời mưa bão thì đi lại rất vất vả.

Thầy giáo Nguyễn Đăng Ánh, Hiệu trưởng Trường THCS Cửa Tùng huyện Vĩnh Linh cho biết: Cửa Tùng và Vĩnh Tân là địa phương vùng biển, hầu hết phụ huynh học sinh của trường đều mưu sinh bằng việc đi biển nên việc sáp nhập trường đã gây khó khăn cho các bậc phụ huynh. Quãng đường đến trường mới xa hơn, việc đưa đón con đi học khó khăn hơn khiến nhiều phụ huynh đã cho con em mình bỏ học.

Cũng theo thầy Ánh, việc sáp nhập trường gây ra một số hệ lụy, ảnh hưởng đến việc dạy học. Hiện tại, nhà trường thiếu 4 giáo viên giảng dạy học gồm 2 giáo viên môn Toán, 1 giáo viên Văn và 1 giáo viên môn Vật lý. Sau khi sáp nhập, bên cạnh những thuận lợi, trường vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, do trường có nhiều cơ sở. Việc tổ chức tham gia các hoạt động ngoại khóa còn bất cập. Việc tiến hành đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, các trang thiết bị trường học cũng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do địa bàn tuyến học sinh của trường khá rộng nên sự tiếp cận giữa giáo viên và phục huynh không được sâu sát như trước.

Được biết, thực hiện việc sáp nhập các trường học được huyện Vĩnh Linh triển khai khá đồng bộ và quyết liệt. Năm học 2018-2019, huyện Vĩnh Linh đã tiến hành sáp nhập 8 trường học. Sau khi thực hiện sáp nhập, huyện Vĩnh Linh có 25 trường ở bậc học mầm non; 18 trường ở bậc tiểu học; 10 trường THCS; 5 trường bậc tiểu học và THCS.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Giáo dục huyện Vĩnh Linh cho biết: Sau khi sáp nhập, nhiều trường số lượng lớp và học sinh khá lớn, đặc biệt có trường có đến 31 lớp học với 5 điểm trường, do vậy khi tổ chức các hoạt động như chào cờ, giờ đọc tại thư viện... gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc sáp nhập trường dẫn đến việc quản lý gặp nhiều khó khăn, nhất là trong sinh hoạt chuyên môn. Sáp nhập trường học cũng ảnh hưởng đến việc đạt chuẩn của các trường học do giữa bậc tiểu học và THCS chưa có bộ tiêu chí đạt chuẩn....

Về giải pháp trước mắt và lâu dài, theo bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, hiện nay, ngành đang tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ cùng với UBND các huyện, thị xã, thành phố để tham mưu UBND tỉnh rà soát, sắp xếp sớm ổn định bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên tại các đơn vị trường học. Đồng thời, tiếp tục rà soát để nắm bắt tình hình, những khó khăn, vướng mắc, bất cập sau sáp nhập để có phương án giải quyết kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dạy và học sau sáp nhập…

MINH THỨ - NGUYỄN NHƯ

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.