Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quảng Trị: Tăng cường công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS

PV - 16:35, 23/12/2022

Xóa mù chữ (XMC) cho đồng bào DTTS là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các ngành hữu quan, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực trong công tác XMC cho đồng bào DTTS và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh tham gia dạy xóa mù chữ cho đồng bào các xã biên giới - Ảnh: T.A.M
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh tham gia dạy xóa mù chữ cho đồng bào các xã biên giới - Ảnh: T.A.M

Cùng với sự phát triển của tỉnh, của đất nước, vùng đồng bào DTTS cũng ngày càng được đổi thay. Các nguồn lực đầu tư cho vùng sâu, vùng xa từng bước phát huy giá trị thúc đẩy sự phát triển, đời sống của đồng bào DTTS từng bước được cải thiện.

Số người không biết đọc, biết viết ở vùng DTTS giảm đến mức thấp. Để nâng cao hơn nữa chất lượng XMC, chống tái mù chữ trong đồng bào DTTS, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết Quy định nội dung mức hỗ trợ để khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tham gia học XMC.

Công tác giáo dục ở vùng núi có những bước phát triển từ đầu tư cơ sở vật chất đến việc huy động học sinh tới lớp, đội ngũ giáo viên được tăng cường, phổ cập giáo dục - XMC cho đồng bào DTTS được quan tâm... Công tác XMC trên địa bàn tỉnh đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đồng hành với ngành GD&ĐT trong công tác XMC ở vùng cao còn có các cấp hội đoàn thể, Bộ đội Biên phòng, Ban Dân tộc...

Ngành GD&ĐT đã tích cực, chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương huy động các nguồn lực, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục - XMC của tỉnh. Đã tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, Bộ đội Biên phòng tham gia dạy XMC.

Các ngành chức năng phối hợp với các hội đoàn thể tổ chức những lớp học XMC linh hoạt về thời gian và địa điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào theo học bảo đảm số lượng và chất lượng. Ngành GD&ĐT tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ các đơn vị còn nhiều khó khăn trong thực hiện công tác XMC.

Đồng thời, tiến hành điều tra, nắm tình hình XMC trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và tổ chức mở lớp học. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc huy động học viên ra lớp và duy trì sĩ số, các cán bộ, giáo viên tham gia công tác XMC với tinh thần trách nhiệm cao đã tổ chức được các lớp XMC ở vùng cao đạt hiệu quả tốt.

Tại các xã biên giới, ngoài việc phối hợp vận động học viên ra lớp, hỗ trợ tu sửa các trường học, bộ đội biên phòng tham gia trực tiếp công tác giảng dạy XMC, giáo dục sau biết chữ, góp phần chống tái mù, nâng cao nhận thức cho đồng bào vùng biên.

Với sự kiên trì thực hiện mục tiêu XMC có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác XMC của tỉnh đã thu được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, đến nay công tác XMC còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Địa bàn rộng, dân cư không tập trung, giao thông đi lại khó khăn; đời sống của người dân còn khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao; nhận thức của một bộ phận người dân chưa đầy đủ, nhu cầu học tập chưa cao; môi trường giao tiếp tiếng Việt hạn chế… đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác XMC, chống tái mù và giáo dục sau biết chữ.

Tiến độ thực hiện mục tiêu đạt chuẩn XMC còn chậm, tỷ lệ người được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 ở các xã vùng đặc biệt khó khăn còn thấp... Mặt khác, do yêu cầu của sự phát triển trong tình hình mới, nhu cầu tiếp thu kiến thức của người dân cũng ngày càng tăng cao nên việc phổ cập giáo dục - XMC cho đồng bào DTTS cũng đòi hỏi ở mức cao hơn.

Đồng bào không chỉ viết đọc, biết viết mà còn có nhu cầu nâng cao kiến thức, hiểu biết. Do đó, việc phổ cập giáo dục sau biết chữ, XMC cho đồng bào yêu cầu phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn mới.

Trung úy Hồ Văn Lăng hướng dẫn học viên lớp học chống tái mù chữ ở thôn A Ho
Trung úy Hồ Văn Lăng hướng dẫn học viên lớp học chống tái mù chữ ở thôn A Ho

Trước thực tế ấy, để duy trì và nâng cao chất lượng XMC, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể tiếp tục thực hiện thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng kế hoạch XMC và triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

Nghị quyết Quy định nội dung mức hỗ trợ để khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tham gia học XMC của HĐND tỉnh khóa VIII tại kỳ họp thứ 14 là một bước thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác XMC trên địa bàn tỉnh.

Đây là những hỗ trợ cho hoạt động giáo dục nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh. Đối tượng được hỗ trợ là người dân vùng đồng bào DTTS tham gia học XMC bảo đảm phù hợp với quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tỉnh sẽ hỗ trợ để khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS tham gia học XMC với mức 500.000 đồng/người/chương trình học. Nguồn kinh phí thực hiện là từ kinh phí Trung ương trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025; vốn đối ứng ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

Công tác XMC cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được xác định là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn, đòi hỏi có sự quan tâm vào cuộc của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và của người học.

Với sự hỗ trợ của tỉnh từ chính sách này sẽ góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công bằng trong giáo dục và thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.