Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Thanh Huyền - 07:52, 02/05/2024

78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.

(Báo in) Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Đồng hành cùng công tác dân tộc

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trên cả nước, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất; trong đó luôn dành sự quan tâm đến vấn đề dân tộc, công tác dân tộc.

Từ sau Đại hội VI đến nay, Đảng đã ban hành hơn 90 văn bản liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Bên cạnh những chính sách dân tộc quy định tại Hiến pháp năm 2013, Quốc hội cũng đã thông qua hơn 90 luật và hơn 50 Nghị quyết liên quan đến chính sách dân tộc.

Tính từ năm 2020 trở về trước, đã có hàng loạt chính sách dân tộc được ban hành. Các chính sách này bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực, do nhiều bộ, ngành chủ trì tổ chức thực hiện và quản lý. Kết quả của quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc đã góp phần làm thay đổi đáng kể vùng DTTS và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, nhìn chung, vùng DTTS và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất trong cả nước, tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo cao, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng… Ngoài các nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan của tình trạng chính sách dân tộc còn chồng chéo, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được tính chủ động của đồng bào...

Trước thực tế đó, với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS, tại nhiều kỳ họp Quốc hội, đặc biệt là Quốc hội khóa XIV đã đánh giá những tồn tại hạn chế, đồng thời phân tích, đề xuất nhiều giải pháp để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Dấu ấn nổi bật, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Đề án Tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Điều này đã thể chế hóa quy định tại Điều 5 Hiến pháp 2013: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Cùng với đó, ngày 19/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), với 100% đại biểu quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Có thể nói, đây là con số kỷ lục, một Nghị quyết nhận được số phiếu tuyệt đối của các đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết.

Với dấu mốc này, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đã được cụ thể hóa một cách ưu việt nhất, giải quyết hầu hết những vấn đề tồn tại trước đó. Tại Kỳ họp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (nay là nguyên Chủ tịch Quốc hội) đã khẳng định: “Đây là những quyết sách đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, thể hiện mạnh mẽ quan điểm “miền núi tiến kịp miền xuôi”, tạo cơ hội mới để vùng đồng bào DTTS phát huy nội lực, phát triển toàn diện, bền vững”…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.


Hiện nay, theo kế hoạch công tác, Ủy ban Dân tộc và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng đang tiếp tục nghiên cứu để tham mưu, đề xuất xây dựng một đạo luật về lĩnh vực dân tộc, nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc...

Lan tỏa chính sách dân tộc từ nghị trường

Nhìn lại các kỳ họp Quốc hội cho thấy sự lan tỏa của chính sách dân tộc. Tại các kỳ họp, Quốc hội luôn dành sự quan tâm đến công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, cũng là lần đầu tiên, Quốc hội lựa chọn công tác dân tộc là một trong những nội dung chất vấn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện. Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cũng thẳng thắn thừa nhận, thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.

Bên cạnh dấu ấn nổi bật trong hoạt động chất vấn lĩnh vực công tác dân tộc, về hoạt động giám sát, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, lần đầu tiên Quốc hội đã tiến hành giám sát giữa kỳ, đồng thời việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719 và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng.

Đầu năm 2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG. Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tạo nhiều thuận lợi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi...

Có thể thấy, trong suốt chặng đường hoạt động của mình, Quốc hội luôn dành sự quan tâm đến công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc bằng những quyết sách quan trọng. Đây là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy thực hiện công tác dân tộc, góp phần giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi phát huy nội lực, phát triển vươn lên.

Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.