Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Sóc Trăng tăng cường phòng chống cúm gia cầm

BĐT - 19:26, 24/03/2023

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có trên 7,616 triệu con gia cầm. Trong đó, đàn vịt gần 3 triệu con, còn lại đàn gà trên 4 triệu con. Ảnh hưởng của thời tiết giữa ngày và đêm, sự xuất hiện ổ dịch cúm H5N1 ở Campuchia gần đây khiến đàn gia cầm của tỉnh có nguy cơ bị mắc bệnh cao.

Tiêm phòng để chủ động phòng chống cúm (H5N1) cho gia cầm. (Nguồn ảnh : ITN)
Tiêm phòng để chủ động phòng chống cúm (H5N1) cho gia cầm. (Nguồn ảnh: ITN)

Hiện nay tình hình thời tiết nắng nóng vào ban ngày, lạnh về đêm nên sức đề kháng gia cầm giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong khi, với sự xuất hiện ổ dịch cúm H5N1 ở Campuchia gần đây, tuy không phải địa phương có đường biên giới giáp ranh, nhưng người dân tỉnh Sóc Trăng có nhiều thân nhân ở Campuchia thường xuyên qua lại nên công tác tăng cường phòng chống cúm gia cầm được ngành chuyên môn quan tâm nhiều giải pháp thực hiện.

Phòng chống dịch, các ngành chuyên môn trong tỉnh đang tăng cường giám sát dịch bệnh, vận động tuyên truyền người chăn nuôi tăng cường giải pháp phòng bệnh, nhất là chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1), triển khai nhiều giải pháp tăng kiểm soát, tập trung tuyên truyền người chăn nuôi tiêu độc khử trùng và tiêm phòng trên đàn gia cầm...

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo người chăn nuôi cần lưu ý về chuồng trại bảo đảm vệ sinh, thông thoáng, an toàn sinh học và thường xuyên khử trùng khu vực nuôi để tiêu diệt mầm bệnh. Đồng thời, khai báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y nếu phát hiện đàn gia cầm nuôi có biểu hiện bệnh, chết bất thường. Ngoài ra, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi, hạn chế thả lan, chạy đồng để bảo vệ môi trường, bảo đảm phòng chống được dịch bệnh và mang lại hiệu quả về kinh tế cao./.

Tin cùng chuyên mục
Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Từ nguồn vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, các hộ dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam được bố trí chỗ ở mới theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Được chuyển về những khu tái định cư mới, có đầy đủ hạ tầng, điện, nước, người dân vô cùng phấn khởi. Từ đây người dân được an cư, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.