Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Sơn La: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS

Minh Anh - 15:48, 06/06/2022

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng đến trường tiểu học của trẻ mầm non; nâng cao chất lượng giáo dục, bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các DTTS, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch 152/KH-UBND về Triển khai giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Một tiết học của học sinh mầm non Trường Mầm non Ban Mai, xã Chiềng Muôn, huyện Mường La, Sơn La
Một tiết học của học sinh mầm non Trường Mầm non Ban Mai, xã Chiềng Muôn, huyện Mường La, Sơn La

Mục tiêu tiếp tục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người DTTS, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các DTTS, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước.

Phấn đấu đến năm 2025, huy động trẻ em DTTS dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt tỷ lệ từ 30% trở lên; trẻ DTTS 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ trên 97%, trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi DTTS đạt 98%. 100% trẻ em DTTS trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

Hằng năm, 100% học sinh tiểu học người DTTS ra lớp được tập trung tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức, nhằm giúp các em đọc thông, viết thạo, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng ở từng lớp học và duy trì bền vững khi lên học ở cấp THCS; 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy vùng DTTS được bồi dưỡng tiếng DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.