Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Tác dụng chữa bệnh của lá cây khổ sâm

Như Ý - 10:07, 19/04/2021

Cây khổ sâm còn có tên gọi khác là cây khổ sâm cho lá, khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái)… Lá khổ sâm có vị đắng, tính bình, hơi độc. Tác dụng nổi bật của khổ sâm là điều trị đau bụng, đi ngoài do kiết lỵ. Ngoài ra cây khổ sâm còn là một vị thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng rất hay. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây khổ sâm mời bà con tham khảo.

Cây khổ sâm rất tốt cho người tiêu hóa kém, đau bụng đi ngoài, đau bụng không rõ nguyên nhân
Cây khổ sâm rất tốt cho người tiêu hóa kém, đau bụng đi ngoài, đau bụng không rõ nguyên nhân

Điều trị bệnh viêm đại tràng: Lá khổ sâm 20 gram đun nước, lấy khoảng 300ml nước uống vào buổi sáng sớm. Kết hợp với ăn món trứng gà lá mơ lông tía ăn hàng ngày. Bệnh nhân viêm đại tràng kiên trì dùng cách trên khoảng 1 tháng tiêu hóa sẽ tốt hơn rất nhiều.

Chữa bệnh kiết lỵ, đau bụng đi ngoài:

Bài thuốc 1: Sử dụng lá khổ sâm , lá phèn đen mỗi thứ một nắm, sắc uống.

Bài thuốc 2: Dùng lá khổ sâm, rau sam, cỏ sữa, nhọ nồi, lá mơ lông, mỗi vị 10g sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: Lá khổ sâm, lá phèn đen mỗi thứ một nắm, sắc uống. Hoặc lá khổ sâm, cỏ sữa lá nhỏ, lá mơ lông, mỗi vị 10g sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân: Nhai 1 nắm lá khổ sâm với 1 vài hạt muối, có thể sử dụng thêm gừng để hạn chế tình trạng nôn do không quen sử dụng.

Chữa đau bụng sau khi ăn, đầy bụng, khó tiêu: Đem 30g lá khổ sâm và 30g dây ngấy hương đi phơi khô, sau đó thêm 3 lát gừng, sắc thành nước uống hàng ngày, có thể dùng thay trà.

Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn: Dùng lá cây khổ sâm, kinh giới, lá đắng cay cùng lá trầu không đi nấu nước xông và tắm rửa.

Chữa vẩy nến: Khổ sâm 15g, huyền sâm 15g, kim ngân 15g, sinh địa 15g, quả ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Lá khổ sâm, bồ công anh, nhân trần, mỗi vị 12g; lá khôi, chút chít, mỗi vị 10g. Tán bột, mỗi ngày pha 30g với nước đun sôi, khuấy đều và uống.

Điều trị vẩy nến: Khổ sâm 15g, huyền sâm 15g, kim ngân 15g, sinh địa 15g, quả ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.

Chữa dạ dầy đau: Lá khổ sâm 12g, lá khôi 50g, lá bồ công anh 20g, nước 600ml. Sắc đặc còn chừng 200ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 3 ngày. Rồi lại uống tiếp cho đến khi khỏi.

Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa: Lá Khổ sâm, lá trầu không, lá đắng cay nấu lấy nước xông và tắm rửa.

Trị tử cung sa: Khổ sâm 10g, phèn phi 25g, bồ công anh 10g, thổ phục linh 10g. Sắc lấy nước rửa âm đạo, cách ngày làm 1 lần.

Trịâm đạo lở ngứa: Khổ sâm, phòng phong, lộ phong phòng, chích thảo. Lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa.

Chú ý:

Cơ thể bị suy nhược, táo bón không dùng được, dùng liều cao gây buồn nôn, nhức đầu, khi ngừng thuốc sẽ tự hết các triệu chứng trên.

Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú chỉ nên dùng với lượng thấp, đồng thời cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.