Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Tăng cường sức khỏe cùng cây mật nhân

Như Ý - 15:37, 18/04/2025

Mật nhân hay còn được gọi với tên khác là bách bệnh, mật nhơn; cây bá bệnh... có vị đắng, tính ôn. Theo y học cổ truyền, cây mật nhân được biết đến với nhiều công dụng như khí huyết lưỡng hư, cơ thể yếu mệt, thiếu máu, ăn uống kém, khó tiêu, các bệnh tả, lỵ… Sau đây là một số bài thuốc từ cây mật nhân mời các bạn tham khảo.

Mật nhân - cây thuốc quý trong dân gian
Mật nhân - cây thuốc quý trong dân gian

Đặc điểm tự nhiên

Mật nhân là một loài thân gỗ nhỏ, cao từ 2 – 8m, ít phân cành. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách. Mỗi lá kép mang từ 21 – 25 lá chét với cuống lá rất ngắn, mọc đối nhau trên cuống lá chính. Phiến lá chét hình bầu dục hoặc hình mác, gốc thuôn đầu nhọn, mặt trên màu xanh đậm và bóng, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Cuống chính màu nâu đỏ.

Cụm hoa dạng chùm kép mọc ở ngọn cành. 5 lá đài hình tam giác có tuyến ở mặt ngoài. 5 cánh hoa hình thoi cũng có tuyến, màu đỏ nâu. 5 nhị có lông dày và có vảy ở gốc chỉ nhị. Bầu cấu tạo từ 5 lá noãn.

Quả hạch, hình trứng, có rãnh dọc, khi chín màu vàng đỏ, đựng 1 hạt.

Cây ra hoa vào tháng 1 đến tháng 2, sau đó cho quả vào khoảng tháng 3 đến tháng 4.

Hầu hết các bộ phận của cây gồm vỏ thân, quả, lá, thân rễ... đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, ngoại trừ hoa cây. Trong đó rễ cây được sử dụng trong điều trị nhiều nhất. Thu hái dược liệu quanh năm, quả cây được rửa sạch và đem phơi khô ngay; rễ, vỏ cây và thân cây đem chặt thành từng đoạn nhỏ rồi sấy hoặc phơi khô.

Dược liệu sau khi sơ chế được bào chế thành bột thô, bột mịn hoặc chiết xuất chất lỏng từ gốc cây hoặc chiết xuất bổ sung dạng viên, bảo quản trong túi ni lông hoặc hũ thủy tinh được thắt chặt miệng và cất trữ ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt làm ẩm mốc dược liệu.

Cây mật nhân hỗ trợ ổn định đường huyết
Cây mật nhân hỗ trợ ổn định đường huyết

Các bài thuốc từ cây mật nhân

Điều trị bệnh gan: Dùng 30g cây mật nhân sắc với 1 lít nước lạnh đến khi còn một nửa thể tích nước thì dừng. Chia nước thuốc thu được thành 2 lần uống trong ngày và nên uống khi thuốc còn ấm.

Hoặc: Dùng 10g cây mật nhân, 30g diệp hạ châu và 70g cà gai leo. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với 1 lít nước đến khi còn một nửa thể tích nước thì dừng. Chia nước thuốc thu được thành 2 lần uống trong ngày và nên uống khi thuốc còn ấm.

Chữa bệnh tiểu đường: Đem mật nhân rửa sạch, thái mỏng rồi đem đi phơi khô, sao vàng sau đó đun 20g mật nhân nước khoảng 1 tiếng, sử dụng liên tục hàng ngày sẽ giúp cho đường huyết ổn định và dễ lưu thông hơn.

Trị gout: Dùng một lượng vừa đủ dược liệu mật nhân đem sắc với 500ml nước, đến khi cô đặc còn khoảng 200ml dung dịch. Chia nước thuốc thu được thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Người bệnh cần kiên trì dùng bài thuốc mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh gout.

Trị huyết kém, nóng trong người: Dùng các vị thuốc gồm rễ mật nhân, hà thủ ô, đậu đen, rau muống, cỏ xước, dây gùi, dây ký ninh, tang chi mỗi vị 10g. Đem sắc hỗn hợp các vị thuốc với nước và dùng uống thay trà.

(Tổng hợp) Tăng cường sức khỏe cùng cây mật nhân 2

Giúp kích thích tiêu hóa: Sử dụng 20g rễ cây mật nhân, 10g quả chuối sứ khô (đã được nướng vàng). Đem hỗn hợp ngâm trong 1 lít rượu trắng và có thể dùng sau 7 ngày. Liều dùng mỗi lần là một chén thủy tinh nhỏ (30ml) và mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối.

Chữa rối loạn kinh nguyệt: Sử dụng 15g rễ cây mật nhân đem sắc với một lượng nước vừa đủ đến khi thể nước cô đặc còn phân nửa thì dừng. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc và công dụng sẽ được phát huy sau 7 – 10 ngày.

Trị ghẻ, chàm và mẩn ngứa ở trẻ em: Dùng 2 – 3 nắm lá cây mật nhân đun với nước và dùng tắm. Trong khi tắm dùng nước rửa kỹ vùng da bị tổn thương, dùng bã chà xát nhẹ để giúp tăng công dụng.

Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: Dùng một ít quả mật nhân sắc với nước. Nước thuốc thu được dùng uống mỗi ngày, sau 3 - 5 ngày sử dụng, chứng lỵ và tiêu chảy được điều trị khỏi hoàn toàn.

Chữa khó tiêu, đầy hơi, tẩy giun và giải độc rượu: Sử dụng một lượng vừa đủ rễ cây mật nhân sắc với nước, đến khi cô đặc rồi chia thành 2 lần uống trong ngày.

Tẩy giun, giải độc rượu: Rễ cây mật nhân 30g, nước 500ml, sắc còn 200ml chia thành 2 lần uống trong ngày.

Rễ cây mật nhân được thái nhỏ và phơi khô
Rễ cây mật nhân được thái nhỏ và phơi khô

Ôn kinh trợ dương điều khí thang, chữa bại liệt nửa người bên phải, do dương khí suy, phong tê, mình lạnh tê dại: Mật nhân 4g, rễ đinh lăng 10g, xấu hổ sao 8g, dây đau xương 8g, dậu chiều sao 8g, thần sa 6g, bạch hồ tiêu 5g, quế chi 5g, gừng sống 3g. Sắc nước uống.

Cải thiện sinh lý nam: Dùng 500g cây mật nhân, 100g sâm bố chính, 100g nấm linh chi. Sao vàng tán bột mịn, hoàn mật ong, mỗi viên 5g, uống ngày 20-30g.

Tư bổ âm huyết thang, chữa âm huyết suy kém, liệt nửa người bên phải, nóng đau: Mật nhân 6g, đậu đen 12g, hà thủ ô đỏ 20g, dây ký ninh 2g; dây gùi, huyết rồng, muống biển, nhàu (rễ), ô môi (rễ), cỏ xước rễ, tang chi mỗi thứ 8g. Sắc nước uống.

Chữa ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng: Mật nhân, sả, củ gấu, tiêu lốt (mỗi thứ 50g); vỏ quýt, hoắc hương, củ bồ bồ, dây mơ, dây rơm, cam thảo nam, hậu phác (mỗi thứ 100g). Tán nhỏ toàn bộ, chia lượng đồng đều, mỗi ngày dùng 12g đối với người lớn, trẻ em thì điều chỉnh liều tùy theo tuổi.

(Tổng hợp) Tăng cường sức khỏe cùng cây mật nhân 4

Lưu ý

Cây mật nhân không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 10 tuổi.

Không dùng cây mật nhân cho những bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về gan, tim mạch, dạ dày.

Trong quá trình sử dụng cây mật nhân, người bệnh tiểu đường cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học dành cho bệnh nhân tiểu đường: không ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhiều tinh bột, không sử dụng rượu, bia hay những chất kích thích khác.

Bên cạnh kết hợp ăn uống, bệnh nhân cũng cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp để tăng cường sức khỏe và đề kháng cho cơ thể.

Tin cùng chuyên mục
Cây lưỡi bò, món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây lưỡi bò, món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây lưỡi bò có tên gọi khác là cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề… có vị chua đắng, tính lạnh. Cây lưỡi bò được biết đến như một dược liệu trong dân gian để điều trị các chứng ghẻ lở, u nhọt, viêm da…Sau đây là một số bài thuốc quý từ cây lưỡi bò mời các bạn tham khảo.