Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nhịp cầu nhân ái

Tấm lòng của một thầy giáo “không chuyên”

PV - 17:56, 16/09/2019

Chứng kiến cảnh một số em học sinh ở vùng quê nghèo nghỉ học giữa chừng do phải giúp gia đình mưu sinh, ông Nguyễn Viết Học (SN 1963) ở xã miền núi Tân Long, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã mở lớp tại nhà riêng, dạy học miễn phí. Hơn 12 năm nay, lớp học của thầy Học luôn là “địa chỉ đỏ” cho các em học sinh nghèo nơi đây.

Bên chén nước chè xanh, ông Nguyễn Viết Học chia sẻ, tuổi trẻ ông tòng quân tham gia kháng chiến. Sau khi rời quân ngũ trở về, ông theo học tại Trường Trung cấp Thương mại rồi về công tác tại UBND xã Tân Long và xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ. Đầu năm 2008, chứng kiến nhiều em bỏ học vì mưu sinh, nhiều em đến trường bập bõm nên việc tiếp thu bài rất hạn chế, ông bắt tay thực hiện ý định mở lớp tại nhà riêng, dạy học miễn phí.

Thầy Học còn phát động các em học sinh nhặt phế liệu, vừa bảo đảm môi trường vừa để gây quỹ làm từ thiện. Thầy Học còn phát động các em học sinh nhặt phế liệu, vừa bảo đảm môi trường vừa để gây quỹ làm từ thiện.

“Tôi dành thời gian tìm hiểu các cháu có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ nghỉ học, bàn bạc với gia đình các cháu để cho các cháu đến lớp. Ban đầu, nhiều phụ huynh nghi ngờ, vì cho rằng tôi không có nghề sư phạm thì làm sao có thể dạy học cho các cháu được. Tuy nhiên, tôi vẫn quyết tâm mở lớp, vận động được 6 em đang học lớp 9 bỏ dở theo học. Đáng phấn khởi cuối năm đó, cả 6 em đều thi đỗ vào THPT. Từ kết quả này, lớp học tiếp tục được duy trì và ngày càng mở rộng hơn, bởi đông học sinh đến đăng ký theo học phụ đạo”.

Đến nay, sau gần 12 năm gắn bó với công việc dạy học, đã có hàng nghìn lượt học sinh được thầy Học kèm cặp, phụ đạo kiến thức. Tỷ lệ học sinh trong xã thi đỗ vào THPT tăng cao hơn trước, trong đó có cả những em được thầy Học phụ đạo thi đỗ vào các trường chuyên.

Đặc biệt, ngoài những em có hoàn cảnh khó khăn, học lực yếu được thầy nhận dạy, hiện nhiều gia đình có con em thuộc thành phần “khó bảo”, nghiện games... cũng tin tưởng nhờ thầy giúp đỡ.

Những học sinh đến với lớp học của thầy Học không chỉ được nâng cao kiến thức, mà các em còn được nuôi dưỡng và phát triển lòng hiếu kính cha mẹ, đạo nghĩa với cô thầy, tình yêu thương bè bạn, sự cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn và với cộng đồng!

Em Đặng Thị Phương Thảo, chia sẻ: “Em theo lớp học của thầy, bởi chúng em không chỉ lĩnh hội được các kiến thức của các môn văn hóa mà còn học được các bài học về cuộc sống, về đạo lý làm người mà thầy dạy bảo”.

Bản thân thầy Học cũng là một tấm gương cho các em noi theo. Không những không thu tiền học phí, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn còn được thầy Học nuôi ăn ở trong nhà.

Vừa qua, thầy còn nhận hỗ trợ học phí cho 3 em có hoàn cảnh khó khăn hiện đang theo học tại Trường THPT Lê Lợi (huyện Tân Kỳ), với thời gian hỗ trợ là 3 năm. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, từ đồng lương ít ỏi của mình, thầy vẫn trích ra khoảng 2 triệu đồng để làm phần quà cho 10 hộ gia đình các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

“Các cấp chính quyền địa phương đánh giá cao tinh thần, nghĩa cử của thầy Học, chính vì vậy địa phương luôn quan tâm, ủng hộ. Hiện nay, thầy Học vẫn đang là cán bộ tài chính của xã Nghĩa Thái và là Hội trưởng Hội Khuyến học xã Tân Long. Ở nhiệm vụ nào thầy Học đều gương mẫu, khẳng định được tinh thần trách nhiệm và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, ông Nguyễn Văn Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long cho biết.

TUẤN TRÌNH

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Sẽ công khai, minh bạch kinh phí làm nhà cho người nghèo

Thanh Hóa: Sẽ công khai, minh bạch kinh phí làm nhà cho người nghèo

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên tại Hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.